-
Nguyên nhân và lưu ý cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp liên quan đến điều khoản thanh toán trong hợp đồng
Trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của doanh nghiệp thì việc soạn thảo, ký kết hợp đồng với đối tác, với bạn hàng thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên từ những hoạt động này cũng thường xuyên xảy ra tranh chấp đặc biệt là liên quan đến điều khoản thanh toán. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến cho tình trạng này vẫn còn phổ biến?
-
Thuê ngoài dịch vụ pháp lý giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam do thiếu kinh nghiệm trong soạn thảo hợp đồng nên hợp đồng được soạn đơn giản, các điều khoản thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo dẫn tới tiềm ẩn rủi ro về tranh chấp. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo tính hiệu quả pháp lý cho hợp đồng thương mại
-
Mức độ hiểu biết và sự quan tâm đến xuất xứ hàng hóa cũng như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt hiện nay
Với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh thế thế giới, Việt Nam đang tham gia nhiều các Hiệp định Thương mại tự do mà trong đó cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là xu hướng tất yếu. Theo các chuyên gia thương mại, cơ chế này đem lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch, chủ động trong phát hành hóa đơn thương mại và giúp doanh nghiệp nắm bắt những cam kết về quy tắc xuất xứ trong các FTAs... Vậy, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa với việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa truyền thống? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất – Nhập khẩu, Bộ Công Thương
-
Khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi đối diện với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại + Vai trò của Chính phủ trong việc đồng hành với doanh nghiệp trong các vụ kiện này
Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, tính đến nay, đã có 132 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong số các vụ việc phòng vệ thương mại đã được khởi xướng điều tra này, chiếm nhiều nhất là các vụ việc điều tra chống bán phá giá là 78 vụ; tiếp đó là các vụ việc tự vệ với 25 vụ; chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá 17 vụ và chống trợ cấp là 12 vụ việc... Vậy, khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi đối diện với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại là gì? Vai trò của Chính phủ trong việc đồng hành với doanh nghiệp trong các vụ kiện này là gì? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Lê Sỹ Giảng – Chuyên gia phòng vệ thương mại
-
Bài học rút ra cho các doanh nghiệp bị điều tra phòng vệ thương mại + lưu ý cũng như sự chuẩn bị của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm khi đối diện với các vụ điều tra PVTM, đặc biệt là thị trường Úc
Trong chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” số trước, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Ánh Tuyết – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xung quan thiệt hại mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu khi đối diện với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu, cũng như cơ hội doanh nghiệp có thể có được khi kháng kiện thành công. Vậy, bài học rút ra cho các doanh nghiệp bị điều tra phòng vệ thương mại là gì? Đâu là lưu ý cũng như sự chuẩn bị của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, đặc biệt là thị trường ÚC?
-
Các trường hợp điển hình về việc các DN Việt Nam phải đối diện với vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trong thời gian vừa qua + Cơ hội cho các DN khi kháng kiện thành công đối với các vụ điều tra PVTM
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rậu, tự do hóa thương mại càng cao, các biện pháp phòng vệ thương mại là những rào cản mang tính bảo hộ đang có nguy cơ gia tăng tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Giảm sản lượng xuất khẩu, thu hẹp thị phần hay nghiêm trọng hơn nữa là mất đi thị trường trọng điểm… là những hậu quả nhãn tiền mà các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối diện khi vướng vào các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội khi kháng kiện thành công. Vậy, cơ hội đó là gì? Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Ánh Tuyết – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.
-
Sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước trong việc giúp các DN nâng cao năng lực xử lý, kháng kiện đối với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu, các nước thường có xu hướng gia tăng sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như là một rào cản hữu hiệu nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp liên quan tới thép, giày dép, sợi, săm lốp, thủy sản… Vậy, thực tiễn và xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào? Vai trò của Chính phủ Việt Nam trong việc đồng hành với các doanh nghiệp xuất khẩu khi đối diện với các vụ điều tra phòng vệ thương mại là gì? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.
-
Lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền SHTT phổ biến và phức tạp + Khuyến nghị cho DN trong việc đăng ký, bảo vệ, đối phó với hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Để tạo lập, phát triển được một nhãn hiệu là kết quả của cả một quá trình lâu dài và tốn nhiều công sức của chủ sở hữu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không ít đơn vị đầu tư chất xám để thiết kế, sản xuất và phát triển sản phẩm đã nhanh chóng bị làm giả. Các nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng có giá trị lớn đang bị xâm phạm một cách phổ biến, dưới nhiều hình thức, với quy mô và mức độ ngày càng tinh vi. Vậy, lý giải cho tình trạng này như thế nào? Đâu là lưu ý cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ nhãn hiệu? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ xung quanh vấn đề này.
-
Lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền SHTT phổ biến và phức tạp + Khuyến nghị cho DN trong việc đăng ký, bảo vệ, đối phó với hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Để tạo lập, phát triển được một nhãn hiệu là kết quả của cả một quá trình lâu dài và tốn nhiều công sức của chủ sở hữu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không ít đơn vị đầu tư chất xám để thiết kế, sản xuất và phát triển sản phẩm đã nhanh chóng bị làm giả. Các nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng có giá trị lớn đang bị xâm phạm một cách phổ biến, dưới nhiều hình thức, với quy mô và mức độ ngày càng tinh vi. Vậy, lý giải cho tình trạng này như thế nào? Đâu là lưu ý cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ nhãn hiệu? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ xung quanh vấn đề này.
-
Đối tượng quyền SHCN bị xâm phạm quyền nhiều nhất + Thiệt hại, ứng xử của DN khi đối diện với hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu + Vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền SHCN
Thời gian gần đây, tình trạng xâm phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng diễn biến phức tạp. Mặc dù các cơ quan chức năng đã đề ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, xử lý nghiêm khắc, tuy nhiên, tình trạng này không những không giảm mà đang có dấu hiệu tái diễn và xâm hại tới quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như gây thiệt hại không nhỏ tới uy tín, thương hiệu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chân chính. Vậy, thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hiện nay như thế nào? Vai trò của các cơ quan trong việc bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu cần được thể hiện như thế nào? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Văn Bảy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ
-
Bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về SHTT, xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu + Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về SHTT, sửa đổi NĐ 99, NĐ 105, Luật SHTT để nâng cao hiệu quả thực thi, bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu
Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá phổ biến hiện nay xuất phát từ chính sự bất cập trong một số quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Để xử lý triệt để những hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu..., các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ theo hướng tăng chế tài xử lý vi phạm cũng như nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Mạnh Hùng - Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie Việt Nam
-
Thực trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là nhãn hiệu + Lý giải nguyên nhân, trong đó nhấn mạnh sự bất cập quy định pháp luật trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP, Nghị định 185/2013/NĐ-CP
Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã đến mức báo động. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu, doanh thu, thậm chí là sự tồn tại của doanh nghiệp làm ăn chân chính, xa hơn nữa là ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và sức khỏe người tiêu dùng. Vậy, thực trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Trọng Tín – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT ĐƯỢC PHỔ BIẾN TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM THÁNG 4 NĂM 2018
Tiếp tục thực hiện các xây dựng các Chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (Chương trình 585) phối hợp Công ty Cổ phần truyền thông Alo Media tiếp tục thực hiện phát sóng các Chương trình "Kinh doanh và pháp luật" phát trên sóng VTV2, Truyền hình Việt Nam
-
Giải pháp các doanh nghiệp thủy sản nước ta cần áp dụng để vượt rào cản trong xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu EU
Với việc bị liên minh Châu ÂU EU giơ thẻ vàng, nếu thời gian tới Việt nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định của EU về chống khai thác đánh bắt bất hợp pháp thì ngành thủy sản Việt nam sẽ bị “thẻ đỏ” tức là toàn bộ sản phẩm thủy sản của nước ta sẽ bị cấm hoàn toàn khi xuất khẩu vào thị trường EU. Điều này sẽ gây thiệt hại rất lớn khi mỗi năm EU nhập khẩu gần 1,2 tỷ USD giá trị hang thủy sản từ Việt nam. Vậy cần có những giải pháp gì để có thể hoàn tất các khuyến nghị của EU về thẻ vàng đối với nước ta? Ngay sau đây sẽ là những chia sẻ của Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng chú ý theo dõi.
-
Tác động của việc Liên minh Châu Âu giơ thẻ vàng đối với việc khai thác thủy sản của nước ta đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước. Và các biện pháp của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này.
Trong chương trình Kinh doanh và pháp luật hôm qua. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam, Vasep đã chia sẻ những điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đáp ứng đối với những sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu, EU. Vậy khi bị EU giơ thẻ vàng thì các doanh nghiệp có thể bị những thiệt hại như thế nào?