Tiêu đề: Tác động của việc Liên minh Châu Âu giơ thẻ vàng đối với việc khai thác thủy sản của nước ta đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước. Và các biện pháp của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này.
Trong chương trình Kinh doanh và pháp luật hôm qua. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam, Vasep đã chia sẻ những điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đáp ứng đối với những sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu, EU. Vậy khi bị EU giơ thẻ vàng thì các doanh nghiệp có thể bị những thiệt hại như thế nào?
Hiện nay liên minh Châu Âu đang giơ thẻ vàng đối với thủy sản nước ta, vậy những tổn thất nào có thể sẽ gặp phải đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản?
Trả lời: Qua kinh nghiệm từ các nước trước đây đã bị thẻ vàng, thì đúng là có một tác động không tích cực rất là nhiều. Trước hết hàng của chúng ta sẽ bị giữ lại nhiều hơn, thì chi phí lưu công bãi rất lớn. Thứ 2 đó là nguy cơ sẽ bị xác minh và trả lại. Đầu tiên là trả lại hồ sơ để xác minh, mà xác minh càng lâu thì tín hiệu tích cực của quốc gia bị thẻ vàng sẽ càng ít đi. Chúng ta rất cần tích cực trong phản hồi, và nếu như không có một bằng chứng đủ thuyết phục cho họ thì lô hàng đó sẽ bị quay trở lại, mà bị trả lại thì đó là dấu hiệu không tốt đẹp lắm. Bởi đó nằm trong kết quả là trong thời gian 6 tháng cảnh báo thì số lô hàng bị xác minh và trả về khá nhiều thì đó là tổn thất lớn thì tính bằng tiền, tính bằng uy tín thì ai cũng rõ rồi, còn tính bằng tiền thì đó là tiền công vận chuyển contenno từ Việt nam qua Châu Âu và ngược lại thì doanh nghiệp phải chịu. Đó là tổn thất bằng tiền, nhưng còn tổn thất khác đó là khách hàng Châu Âu có thể sẽ tìm đối tác khác . Đấy là những khó khăn mà chúng tôi đã nhận diện, chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là cơ quan thẩm quyền. Trong bối cảnh hiện nay chúng tôi đang tích cực phối hợp Tổng Cục thủy sản để làm sao giải quyết một cách tích cực và nhanh nhất có thể đối với những hồ sơ mà Châu Âu yêu cầu xác minh để giúp chúng ta có một cải thiện tốt trong giai đoạn này.
Vậy trước vấn đề này, cộng đồng các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã có những biện pháp giải quyết như thế nào?
Trả lời: Cộng đồng chế biến và xuất khẩu thủy sản vào Châu Âu cũng nhận thức rõ về vấn đề này , ngày 14/1 chúng tôi cũng đã phát hành cuốn sách trắng thể hiện một công bố, một cam kết của Cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay với Nhà nước, Bộ nông nghiệp và phối hợp với các bên liên quan để kiểm soát trên biển, và kiểm soát về chất lượng đối với lô hàng xuất khẩu. Chuyện Châu Âu rút thẻ vàng thì đó là một cảnh báo để chúng ta có một nỗ lực cần thiết mà sau khi họ đánh giá họ đưa ra những khuyến nghị, những đề nghị. Hiện nay chúng tôi thấy là sự phối hợp giữa cộng đồng các doanh nghiệp của chúng tôi với cơ quan thẩm quyền cụ thể là Bộ Nông nghiệp chủ trì, sau đó liên quan đến một số bộ ngành khác , chúng tôi nhận thức được sự tích cực và chủ động , như TTCP đã có công điện 732, cũng như ban hành chỉ thị, thể hiện quyết tâm, quyết liệt. Nhưng cái lớn hơn cả đó là chỉ trong vòng 3,4 tháng, Bộ Nông nghiệp đã trình được và Quốc hội đã thông qua Luật thủy sản 2017.
Vậy cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có mong muốn hỗ trợ gì từ cơ quan quản lý Nhà nước để sớm tháo gỡ vấn đề này
Cái mà chúng tôi mong muốn nhất đó là các Bộ cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh hoặc là có phương thức quản lý phù hợp. Còn với đặc thù của ngành thủy sản chúng tôi mong muốn rằng kiểm soát IUU, chống khai thác IUU là cái chúng tôi mong đợi, và chúng tôi mong muốn rằng có sự tích cực, chủ động hơn nữa của Bộ nông nghiệp và Tổng cục thủy sản, để chúng ta đưa được thông điệp tích cực nhất đến với Châu Âu với những kết quả cụ thể mà họ đã đưa ra những khuyến nghị cho chúng ta, để giải quyết việc chúng ta sẽ được gỡ bỏ thẻ vàng và chuyển sang thẻ xanh. Còn đối với mặt hàng khác, chúng tôi thực sự mong đợi làm sao có kiểm soát giai đoạn sản xuất với kháng sinh , để làm sao kháng sinh đã cấm sử dụng rồi thì không tiếp tục được lưu thông, sản xuất trong các vùng sản xuất nuôi trồng của chúng ta.