Tiêu đề: Giải pháp các doanh nghiệp thủy sản nước ta cần áp dụng để vượt rào cản trong xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu EU

12/04/2018

Với việc bị liên minh Châu ÂU EU giơ thẻ vàng, nếu thời gian tới Việt nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định của EU về chống khai thác đánh bắt bất hợp pháp thì ngành thủy sản Việt nam sẽ bị “thẻ đỏ” tức là toàn bộ sản phẩm thủy sản của nước ta sẽ bị cấm hoàn toàn khi xuất khẩu vào thị trường EU. Điều này sẽ gây thiệt hại rất lớn khi mỗi năm EU nhập khẩu gần 1,2 tỷ USD giá trị hang thủy sản từ Việt nam. Vậy cần có những giải pháp gì để có thể hoàn tất các khuyến nghị của EU về thẻ vàng đối với nước ta? Ngay sau đây sẽ là những chia sẻ của Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng chú ý theo dõi.

Câu hỏi 1: Thưa Ông, Ông có đánh giá gì về những khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay?
1, Trước hết chúng ta phải khẳng định, Việt nam là 1 trong 10 nước cường quốc  xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Tuy nhiên để có một danh xưng cũng như khai thác thuận lợi, hiện nay chúng ta đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Đối với thế giới các doanh nghiệp đang phải đối diện với hàng rào kỹ thuật, cũng như tiêu chuẩn để kiểm soát thị trường, kiểm soát chất lượng và xuất xứ hàng hóa. Còn bản thân doanh nghiệp cũng đối diện với nhiều khó khăn. Trước hết là công nghệ mà họ sở hữu như tàu thuyền, nguồn, công nghệ chế biến bảo quản. Thứ 2 năng lực về vốn, công nghệ. Thứ 3 ngay cả việc hợp lực tạo thành cộng đồng doanh nghiệp Việt trong ngành cũng là một điểm yếu. Đây như là một điểm yếu chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Câu hỏi 2: Vậy với những khó khăn về hàng rào kỹ thuật thì theo Ông cần có những biện pháp gì để thực thi nhất là trong bối cảnh Việt nam đã hội nhập?
Trả lời:  Thứ nhất chúng ta phải khẳng đinh và là một trong những giải pháp lớn và lâu dài đó là hàng rào kỹ thuật không cố định, không duy nhất, không ổn định và luôn luôn nâng lên. Vì thế giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất đó là doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, nhất là những hàng rào mới, được lập ra bởi các nước có tiêu chuẩn cao và quan trọng nhất. Thứ 2 chúng ta phải có nhận thức. Nhận thức ở cấp quốc gia, tức là hàng rào ở cấp quốc gia thì phải có quốc gia đối xử, ứng phó với nó, doanh nghiệp chỉ đi theo, Chính phủ phải là người cầm trịnh quá trình này. Thứ 3 nữa là đối với từng doanh nghiệp, khi anh đã nhận diện và tuân thủ những hệ thống tầm quốc gia rồi thì bản thân anh phải có sự chủ động. Thứ 4 là doanh nghiệp phải tự giác, bởi ra luật chơi quốc tế là phải rõ ràng và đảm bảo tính pháp lý chắc chắn. Chứ nếu không doanh nghiệp không xuất khẩu được, mà còn đưa vào diện cảnh báo và danh sách đen thì mối nguy còn lớn hơn nữa. Và cuối cùng, việc hợp tác với các hiệp hội hay các tổ chức như VCCI, rồi các cộng đồng của doanh nghiệp, đối tác là rất cần thiết để doanh nghiệp chủ động vượt qua những hàng rào này.
 
Câu hỏi 3: Vậy với  tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không được khai báo và không được quản lý IUU mà EU đang cảnh báo với Việt nam,theo Ông cơ quan Nhà nước cần có biện pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp?
Trả lời: Về vĩ mô, Nhà nước phải có 2 giải pháp quan trọng, một là phải hỗ trợ ngư dân để lắp đặt các thiết bị định vị , để đảm bảo tầu thuyền này được đánh bắt ở khu vực này có tọa độ và được xác minh bởi thiết bị đó. Cái thứ 2 quan trọng là về mặt pháp lý phải có hợp tác quốc tế và phải tranh tụng để đảm bảo vùng biển này là vùng biển của Việt nam, hoặc nằm ở vùng biển tranh chấp, tránh việc đối tác họ nhận và họ đổ tại chúng ta , nhiều khi ngư dân của chúng ta sẽ bị oan, bị bắt ở vùng biển Việt nam, hoặc bị bắt ở vùng biển chồng lấntranh chấp nhưng lại bị cáo buộc là vùng biển của nước ngoài. Như vậy các doanh nghiệp sẽ bị khó khăn trong việc chứng mình nguồn gốc xuất xứ.