Tiêu đề: Bài học rút ra cho các doanh nghiệp bị điều tra phòng vệ thương mại + lưu ý cũng như sự chuẩn bị của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm khi đối diện với các vụ điều tra PVTM, đặc biệt là thị trường Úc

19/07/2018

Trong chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” số trước, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Ánh Tuyết – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xung quan thiệt hại mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu khi đối diện với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu, cũng như cơ hội doanh nghiệp có thể có được khi kháng kiện thành công. Vậy, bài học rút ra cho các doanh nghiệp bị điều tra phòng vệ thương mại là gì? Đâu là lưu ý cũng như sự chuẩn bị của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, đặc biệt là thị trường ÚC?

  1. Thực tế cho thấy, đã có những vụ kháng kiện thành công nhưng cũng không ít vụ thất bại. Vậy, từ góc độ thực tiễn giúp các doanh nghiệp xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại, theo Bà, bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác xử lý, kháng kiện các vụ việc phòng vệ thương mại là gì?
- Trong trường hợp của VN, chúng ta cần có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa các DN thông qua Hiệp hội. Vì trong vụ kiện của VN, nó có một số vấn đề chung phải giải quyết, ví dụ như vấn đề giá trị thay thế - đây là vấn đề cả ngành chứ không phải vấn đề riêng lẻ của từng DN. Và tôi nghĩ,việc này chính là bài học lớn nhất của vụ cá tra và cá basa. Bởi vì, trong vụ cá tra và cá basa, vấn đề lớn nhất mà chưa bao giờ chúng ta giải quyết được, đó chính là vấn đề giá trị thay thế và làm cho thuế suất của hầu hết các DN đều rất cao.
- DN mà được thuế thấp là bởi DN đã thay đổi mô hình kinh doanh, mô hình sản xuất, và từ đó, tranh được vấn đề giá trị thay thế. Ví dụ, thay vì bắt đầu từ con cá thương phẩm, con cá thành phẩm thì DN bắt đầu từ khâu nuôi, và như vậy, DN tránh được vấn đề giá trị thay thế của con cá thương phẩm, thông qua đó giảm được thuế suất. Nhưng đó không phải là chuyện đơn giản bởi không phải ngành nào cũng có thể thay đổi được mô hình sản xuất của mình.
 - Trong điều kiện của VN, còn một vấn đề khác nữa, đó là các DN VN đa phần là các DNNVV, chỉ là rất ít các ngành có DN đủ lớn mà đối với họ, chi phí bỏ ra để giải quyết một vụ kiện họ xem là một khoản đầu tư.
- Các vụ kiện đó không phải là một năm mà là nhiều năm. Nếu chúng ta không giải quyết được lần đầu tiên, mà thực tế, để giải quyết được trong lần đầu tiên rất ít khả năng. Do vậy, việc phối hợp giữa các DN, chia sẻ về mặt thông tin, chi phí và một số nguồn lực cho các vấn đề chung là rất quan trọng.
- Ngoài ra, có một nguồn lực rất quan trọng đó chính là sự hỗ trợ của Chính phủ. Vai trò của Chính phủ rất quan trọng và không thể thiếu trong một số vụ kiện PVTM...vv
  1. Úc là một trong những nước điển hình trong việc tích cực sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại và có xu hướng gia tăng sử dụng trong thời gian gần đây. Vậy, đâu là khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam đang và có dự định xuất khẩu sang Úc, thưa Bà?
  • Các DN của Úc luôn luôn muốn đề xuất xem xét tình trạng đặc biệt của thị trường Việt Nam, điều tra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhưng may mắn, trong cả 3 vụ gần đây thì cơ quan điều tra của Úc đều có kết luận không tồn tại thị trường đặc biệt. Chính phủ Việt Nam đã chứng minh cho Chính phủ Úc là không có thị trường đặc biệt ở VN.
  • Với kinh nghiệm làm ở thị trường Úc, tôi thấy rằng, Úc điều tra rất tỉ mỉ, tuy nhiên, cơ quan điều tra của Úc theo tôi đánh giá là một trong những cơ quan điều tra có thái độ thiện chí và hợp lý nhất.
  • Các vụ kiện PVTM thì mục tiêu đặt ra là để bảo vệ nền sản xuất trong nước, vì vậy, việc các cơ quan điều tra có xu hướng tìm kiếm các phương pháp có thể dẫn đến mức thuế suất cao cho các nước xuất khẩu như VN có thể nói là đương nhiên, pháp luật của họ cho phép. Vì vậy, các DN phải chuẩn bị tâm thế, cố gắng đối phó, đương đầu với tình trạng này...