Tiêu đề: Nguyên nhân và lưu ý cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp liên quan đến điều khoản thanh toán trong hợp đồng

06/02/2023

Trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của doanh nghiệp thì việc soạn thảo, ký kết hợp đồng với đối tác, với bạn hàng thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên từ những hoạt động này cũng thường xuyên xảy ra tranh chấp đặc biệt là liên quan đến điều khoản thanh toán. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến cho tình trạng này vẫn còn phổ biến?

1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm điều khoản thanh toán trong hợp đồng hiện nay diễn ra phổ biến
Trong hoạt động cơ chế thị trường hiện nay thì việc tranh chấp thương mại, tranh chấp về hợp đồng về điều khoản thanh toán là việc hết sức bình thường và diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân có thể đến từ việc soạn thảo hợp đồng, các điều khoản quy định về thời hạn thanh toán....còn lỏng lẻo thiếu chặt chẽ.... Tuy nhiên một nguyên nhân khác cho là khá quan trọng đó là năng lực của đối tác. Ở đây là câu chuyện quản trị hợp đồng, câu chuyện tìm hiểu thật kỹ về đối tác nó sẽ quyết định câu chuyện hợp đồng có thành công hay không, và có dẫn đến tranh chấp hay không? Đối tác phải có được tiềm lực về mặt kinh tế, phải có uy tín trong lĩnh vực mà đối tác của chúng ta đang hoạt động. Còn việc chúng ta có soạn kỹ hợp đồng đến bao nhiêu mà gặp phải một đối tác không có đủ tiềm năng, không có đủ tiềm lực thì việc tranh chấp trước sau gì cũng sẽ xảy ra.
2. Khi phát sinh những tranh chấp thương mại liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào
Đối với một hợp đồng thương mại thì pháp luật Việt Nam hay pháp luật các nước thì hợp đồng là trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện giữa hai đối tác với nhau kể cả hợp đồng dân sự hay là hợp đồng thương mại  thì đều dựa trên sự thỏa thuận. Thế cho nên khi các bên phát sinh tranh chấp, hoặc phát sinh vi phạm thì pháp luật đều giành một cái quyền cho hai bên tự  thỏa thuận để có thể tự đàm phán thương lượng về nội dung hợp đồng. Sau một thời gian nhất định các bên không thương lượng và hòa giải được thì các bên có quyền chọn hai cơ chế để giải quyết.  Nếu như trong hợp đồng các bên quy định rằng các tranh chấp thương mại này sẽ được giải quyết ở trung tâm trọng tài thì cái tranh chấp này sẽ được giải quyết ở trung tâm trọng tài. Và phán quyết của trọng tài sẽ có giá trị trung thẩm, tức là có giá trị thi hành ngay đối với các bên. Còn nếu trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trọng tài mà một trong hai bên không thể thương lượng được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện vụ án lên tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết. Đối với yêu cầu tòa án giải quyết thì có hai bước xét xử: đó là xét xử sơ thẩm tại tòa án sơ thẩm và nếu các bên không đồng ý thì có quyền kháng cáo lên tòa án phúc thẩm và bản án phúc thẩm thì có giá trị thi hành ngay.

Nguồn: VOV

Trần Thị Minh Nguyệt