Tiêu đề: Bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về SHTT, xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu + Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về SHTT, sửa đổi NĐ 99, NĐ 105, Luật SHTT để nâng cao hiệu quả thực thi, bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu

17/05/2018

Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá phổ biến hiện nay xuất phát từ chính sự bất cập trong một số quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Để xử lý triệt để những hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu..., các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ theo hướng tăng chế tài xử lý vi phạm cũng như nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Mạnh Hùng - Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie Việt Nam

  1. Thưa Ông, có ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến xuất phát từ chính sự bất cập trong một số quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vậy, theo Ông, những hạn chế, bất cập này là gì?
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp chưa thực sự phát huy hiệu quả, trong đó quan trọng là việc xử lý hàng hóa xâm phạm. Theo cơ chế của Nghị định 99, người ta chỉ gỡ bỏ yếu tố xâm phạm thôi, trong khi bên xâm phạm quyền rất tinh vi. Ví dụ, các sản phẩm sữa trong siêu thị thường gắn các test các nhãn hiệu nổi tiếng, sau khi bị phát hiện, chỉ gỡ bỏ…;
  • Luật quy định không rõ ràng về việc chủ thể quyền có được tham gia tiêu hủy hay không. Ngay cả hàng hóa đủ điều kiện tiêu hủy thì việc xin được một chân chứng kiến việc tiêu hủy đối với các chủ thể quyền là điều khó…
  • Chế tài còn chưa đủ tính răn đe, mức độ xử phạt thấp…
  1. Ông có đề xuất, kiến nghị gì trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để thực thi tốt hơn cũng như giúp các DN bảo vệ tốt hơn quyền đối với nhãn hiệu của mình?
  • Về luật nội địa, Nghị định 99 cần phải sửa đổi, để khi các chủ thể lựa chọn phương thức xử lý hành chính, mức phạt cao hơn có thể có tính răn đe. Ngoài ra, Nghị định 99 cần quy định trách nhiệm của người cung cấp chứng cứ, vì khi cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra một đơn vị xâm phạm quyền, điều đầu tiên họ quan tâm nhất đó chính là nguồn gốc hàng hóa mua từ đâu ra, thế nhưng, thường họ không cung cấp và không có chế tài gì để bắt buộc họ phải cung cấp.
  • Việc định giá sản phẩm xâm phạm quyền cũng đang rất vướng mắc, có 3 tiêu chí định giá trong Nghị định 105, một trong những tiêu chí bất cập nhất là dựa trên hàng hóa ghi trong hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, thế nhưng bên xâm phạm quyền thường giấu nhẹm đi…;
  • Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng đặt ra nhiều kỳ vọng về việc áp dụng chế tài mạnh hơn với việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm SHTT
  • Ngoài ra, CPTPP, thuật ngữ “Quy mô thương mại” lần đầu tiên được giải thích trong CPTPP -> Nên Luật hóa vào luật Việt Nam để làm chỉ dẫn cho việc thực hiện sau này.