• Bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về SHTT, xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu + Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về SHTT, sửa đổi NĐ 99, NĐ 105, Luật SHTT để nâng cao hiệu quả thực thi, bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu

    Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá phổ biến hiện nay xuất phát từ chính sự bất cập trong một số quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Để xử lý triệt để những hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu..., các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ theo hướng tăng chế tài xử lý vi phạm cũng như nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Mạnh Hùng - Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie Việt Nam

  • Thực trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là nhãn hiệu + Lý giải nguyên nhân, trong đó nhấn mạnh sự bất cập quy định pháp luật trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP, Nghị định 185/2013/NĐ-CP

    Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã đến mức báo động. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu, doanh thu, thậm chí là sự tồn tại của doanh nghiệp làm ăn chân chính, xa hơn nữa là ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và sức khỏe người tiêu dùng. Vậy, thực trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Trọng Tín – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT ĐƯỢC PHỔ BIẾN TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM THÁNG 4 NĂM 2018

    Tiếp tục thực hiện các xây dựng các Chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (Chương trình 585) phối hợp Công ty Cổ phần truyền thông Alo Media tiếp tục thực hiện phát sóng các Chương trình "Kinh doanh và pháp luật" phát trên sóng VTV2, Truyền hình Việt Nam

  • Giải pháp các doanh nghiệp thủy sản nước ta cần áp dụng để vượt rào cản trong xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu EU

    Với việc bị liên minh Châu ÂU EU giơ thẻ vàng, nếu thời gian tới Việt nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định của EU về chống khai thác đánh bắt bất hợp pháp thì ngành thủy sản Việt nam sẽ bị “thẻ đỏ” tức là toàn bộ sản phẩm thủy sản của nước ta sẽ bị cấm hoàn toàn khi xuất khẩu vào thị trường EU. Điều này sẽ gây thiệt hại rất lớn khi mỗi năm EU nhập khẩu gần 1,2 tỷ USD giá trị hang thủy sản từ Việt nam. Vậy cần có những giải pháp gì để có thể hoàn tất các khuyến nghị của EU về thẻ vàng đối với nước ta? Ngay sau đây sẽ là những chia sẻ của Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng chú ý theo dõi.

  • Tác động của việc Liên minh Châu Âu giơ thẻ vàng đối với việc khai thác thủy sản của nước ta đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước. Và các biện pháp của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này.

    Trong chương trình Kinh doanh và pháp luật hôm qua. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam, Vasep đã chia sẻ những điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đáp ứng đối với những sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu, EU. Vậy khi bị EU giơ thẻ vàng thì các doanh nghiệp có thể bị những thiệt hại như thế nào?

  • Các điều kiện cần thiết đối với doanh nghiệp và ngành thủy sản nước ta khi xuất khẩu sản phẩm sang Liên minh EU

    Vừa qua Liên minh châu Âu EU công bố phạt thẻ vàng đối với thủy sản Việt nam vào thị trường này do tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không được khai báo và không được quản lý IUU . Thẻ vàng của EU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23-10-2017. Theo quyết định này, trong vòng 6 tháng, nếu Việt nam không khắc phục thiếu xót, khai thác thủy hải sản theo đúng quy định IUU thì sẽ bị phạt thẻ đỏ, tức là sẽ cấm toàn bộ sản phẩm thủy hải sản của Việt nam nhập khẩu sang thị trường này. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại đối với Ngành Thủy sản nước ta khi mà mỗi năm thủy sản Việt nam xuất sang EU đạt trên 1,2 tỷ USD. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chương trình kinh doanh và pháp luật tuần này sẽ là những ý kiến chia sẻ của chuyên gia trong ngành đánh giá rõ hơn về ngành thủy sản nước ta trong thời hạn thẻ vàng, và những giải pháp để được chuyển sang thẻ xanh. Trước hết, sẽ là cuộc trao đổi của Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam, Vasep.

  • Đánh giá bất cập, hạn chế của Luật Cạnh tranh về tập trung kinh tế + Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định về tập trung kinh tế trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, đặc biệt là về phạm vi điều chỉnh, thủ tục hành chính

    Hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam thời gian qua diễn ra khá phổ biến và đa dạng. Các hoạt động mua bán và sáp nhập diễn ra sôi động trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó, tập trung trong một số nhóm ngành chính như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, phân phối bán lẻ, kinh doanh bất động sản và thông tin truyền thông; với sự tham gia tập trung kinh tế của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong xu thế mua bán và sáp nhập ngày càng sôi động, hấp dẫn đối với cả doanh nghiệp trong và ngoài nước thì một số quy định về tập trung kinh tế hiện hành đã không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, bổ sung. Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Trần Mai Hiến - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.

  • Điểm mới về tập trung kinh tế trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi + Chia sẻ về việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tập trung kinh tế trong Dự thảo sửa đổi trước khi trình Quốc hội thông qua

    Sau một thời gian dài thực thi Luật Cạnh tranh, việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi phạm cạnh tranh trên thị, tuy nhiên, thực tiễn thực thi đã nảy sinh nhiều vấn đề gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đã thay đổi cách tiếp cận về tập trung kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả. Vậy, Khó khăn, vướng mắc pháp lý đó là gì? Việc thay đổi cách tiếp cận về tập trung kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Hữu Huyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này

  • Đánh giá ngành, lĩnh vực chủ yếu xuất hiện tập trung kinh tế + vướng mắc pháp lý trong hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam thời gian qua

    Thị trường đã chứng kiến làn sóng mua bán sáp nhập các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, nhiều thương vụ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, những thương vụ doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và những vụ thâu tóm giá trị cao.... Phải kể đến một số thương vụ nổi bật như: Central Group mua lại toàn bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của chuỗi Big C Việt Nam, Berli Jucker mua lại mảng kinh doanh của Metro tại Việt Nam, Aeon mua lại 30% cổ phần Fivimart và 49% cổ phần Citimart hay Vingroup mua lại 70% cổ phần chuỗi siêu thị Ocean Mart hay gần đây là thương vụ Thế giới di động mua lại Điện máy Trần Anh để trở thành đơn vị sở hữu chi phối hơn 90% đối với Trần Anh… Vậy, thực trạng tập trung kinh tế ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Bà Trần Phương Lan – Trưởng phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương xung quanh vấn đề này.

  • PHỔ BIẾN MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM PHÁT SÓNG THÁNG 3 NĂM 2018

    Trên cơ sở kết quả hoạt động đấu thầu gói thầu "Xây dựng các Chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2018", Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (Chương trình 585) phối hợp Công ty Cổ phần truyền thông Alo Media thực hiện các Chương trình "Kinh doanh và pháp luật" trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Phạt vi phạm, bồi thường hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015

    Trong các hình thức trách nhiệm dân sự trong hợp đồng dân sự thì phạt vi phạm hợp đồng; bồi thường thiệt hại (BTTH) hợp đồng là những hình thức trách nhiệm thông dụng nhất. Đây là hình thức trách nhiệm dân sự do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng, nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

  • Quy định về pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam

    Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta, Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã ban hành những quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS); trình tự thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại (PNTM).

  • Một số bất cập trong thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

    Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp(DN) ở nước ta đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến hết tháng 9 năm 2017[1], cả nước có 93.967 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 902.682 tỷ đồng, tăng 12.516 = tăng 15,3% về số DN và tăng 273.588 tỷ đồng= 43,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước[2]. Số lượng DN quay trở lại hoạt động là 21.100 DN, tăng 590 doanh nghiệp=2,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 9,6 tỷ đồng, tăng 1,9 tỷ = 24 % so với cùng kỳ năm 2016. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các DN thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2017 là 886.453 lao động. Có thể thấy, hoạt động đăng ký thành lập DN mới đã và đang đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư, số lượng DN thành lập là khá lớn, trung bình cả nước mỗi tháng có khoảng 10.000 DN thành lập mới.

  • Một số quy định của pháp luật về luật sư cần lưu ý

    Với sự ra đời Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), viết tắt Luật Luật sư năm 2012 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động hành nghề của các luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, đội ngũ luật sư Việt Nam còn là bộ phận xã hội phản biện các dự thảo luật, quy định, chính sách của Nhà nước, giúp phục vụ tốt hơn cho lợi ích của nhân dân và Nhà nước, nên ngày càng được xã hội tôn trọng và đánh giá cao vai trò của họ. Tuy nhiên, trong hoạt động hành nghề luật sư nói chung, theo hình thức Văn phòng luật sư nói riêng, một số quy định hiện hành liên quan đến hành nghề luật sư theo hình thức này vẫn còn những bất hợp lý, gây không ít khó khăn, phiền toái, như sau:

  • Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại

    Với những ưu việt của thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Thương mại, ngày càng có nhiều chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài.