• Quy định về pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam

    Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta, Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã ban hành những quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS); trình tự thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại (PNTM).

  • Một số bất cập trong thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

    Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp(DN) ở nước ta đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến hết tháng 9 năm 2017[1], cả nước có 93.967 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 902.682 tỷ đồng, tăng 12.516 = tăng 15,3% về số DN và tăng 273.588 tỷ đồng= 43,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước[2]. Số lượng DN quay trở lại hoạt động là 21.100 DN, tăng 590 doanh nghiệp=2,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 9,6 tỷ đồng, tăng 1,9 tỷ = 24 % so với cùng kỳ năm 2016. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các DN thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2017 là 886.453 lao động. Có thể thấy, hoạt động đăng ký thành lập DN mới đã và đang đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư, số lượng DN thành lập là khá lớn, trung bình cả nước mỗi tháng có khoảng 10.000 DN thành lập mới.

  • Một số quy định của pháp luật về luật sư cần lưu ý

    Với sự ra đời Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), viết tắt Luật Luật sư năm 2012 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động hành nghề của các luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, đội ngũ luật sư Việt Nam còn là bộ phận xã hội phản biện các dự thảo luật, quy định, chính sách của Nhà nước, giúp phục vụ tốt hơn cho lợi ích của nhân dân và Nhà nước, nên ngày càng được xã hội tôn trọng và đánh giá cao vai trò của họ. Tuy nhiên, trong hoạt động hành nghề luật sư nói chung, theo hình thức Văn phòng luật sư nói riêng, một số quy định hiện hành liên quan đến hành nghề luật sư theo hình thức này vẫn còn những bất hợp lý, gây không ít khó khăn, phiền toái, như sau:

  • Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại

    Với những ưu việt của thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Thương mại, ngày càng có nhiều chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài.

  • Một số vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo

    Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2005, là luật đầu tiên về cạnh tranh được ban hành tại Việt Nam, điều chỉnh về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Hoạt động quảng cáo ở nước ta ngày càng phát triển với những sản phẩm quảng cáo ngày càng đa dạng, phong phú. Pháp luật Việt Nam đã có một số quy định để điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào lĩnh vực quảng cáo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó là việc xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. Chính vì vậy, tìm hiểu những quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng là cần thiết trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Từ đó đề ra các giải pháp góp phần hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm xâm phạm đối thủ cạnh tranh hoặc gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng - đối tượng cần được bảo vệ trong mối quan hệ với các nhà kinh doanh bởi họ luôn ở tình trạng “bất cân xứng về thông tin”, đồng thời góp phần làm cho môi trường kinh doanh, thị trường Việt Nam ngày càng lành mạnh, minh bạch hơn.

  • Kaizen Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

    Triết lý quản lý của người Nhật - Kaizen đã được áp dụng rộng rãi và thành công tại các công ty Nhật trong vòng hơn 50 năm qua, đóng góp lớn vào sự phát triển của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Kaizen chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây và chỉ một số ít các doanh nghiệp quan tâm đến triết lý quản lý này. Bởi vậy, Kaizen chưa trở thành một triết lý quan trọng, chưa được hiểu và áp dụng đúng tại các công ty. Bài viết này xin góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về tầm quan trọng của Kaizen – Cải tiến liên tục cũng như cách thức triển khai triết lý này trong hoạt động kinh doanh.

  • Những quy định mới đáng lưu ý từ năm 2018

  • 05 việc quan trọng doanh nghiệp cần làm ngay trong tháng 01/2018

    Các doanh nghiệp cần lưu ý 5 công việc quan trọng về thuế và tiền lương cần chú ý và thực hiện ngay trong tháng 1/2018, bao gồm các công việc sau đây:

  • Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu EU

    Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu EU chính thức có hiệu lực từ năm 2018. Theo thỏa thuận ký kết, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong khi đó, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.

  • Những điểm mới nổi bật của Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 2018 tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

    Ngày 16/11/2017 Chính phủ đã ký Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (gọi tắt là Nghị định số 125/2017/NĐ-CP).

  • Thu thuế đối với hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội

    Bán hàng qua mạng xã hội như facebook, twitter, Instargram, zalo... là hình thức khá quen thuộc đối với người tiêu dùng hiện nay. Thực tế cho thấy, những tài khoản mạng xã hội có hoạt động kinh doanh, có doanh thu, có lợi nhuận, có lượng khách hàng lớn, thậm chí rất lớn nhưng không nộp thuế. Trước thực tế này, vấn đề thu thuế đối với hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội đã được đặt ra. Vậy, kiểm soát và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội được nhìn nhận như thế nào? Xung quanh câu chuyện này, Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Hưng Quang – Giám đốc Công ty Luật TNHH NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Tiến sĩ Luật sư Lưu Tiến Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ Quốc tế, Liên đoàn Luật sư Việt Nam để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.

  • Quan điểm về việc điều chỉnh đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ngoài lãnh thổ Việt Nam + đánh giá về trường hợp cơ quan Nhà nước vi phạm quy định cấm

    Sau hơn 12 năm thi hành, Luật Cạnh tranh đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, mục tiêu bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh của Luật Cạnh tranh chưa đạt được như kỳ vọng. Vẫn còn nhiều hành vi phản cạnh tranh bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, vẫn còn tiềm ẩn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tác động tiêu cực tới thị trường; vẫn còn tình trạng cơ quan Nhà nước vi phạm các hành vi bị cấm… ảnh hưởng không ít đến cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Vậy, thực trạng này được nhìn nhận như thế nào?

  • Đánh giá về trường hợp các hiệp hội đứng sau tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp

    Thực tiễn một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cơ quan cạnh tranh xem xét, xử lý cho thấy, không ít trường hợp hiệp hội là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều vụ việc, hiệp hội còn ban hành các quyết định, các nghị quyết về giá cả, sản lượng... trên thị trường để doanh nghiệp thành viên thực hiện. Tuy nhiên, các hành vi nêu trên của hiệp hội lại chưa được điều chỉnh trong các quy định hiện hành. Vậy, thực trạng này được nhìn nhận như thế nào? Đâu là vấn đề cần xem xét, điều chỉnh để kiểm soát và hạn chế hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với TS. Luật sư Nguyễn Tiến Lập – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xung quanh vấn đề này.

  • Điểm tin pháp luật

  • Giải pháp từ cơ quan Nhà nước để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động trong thực thi Luật ATVSLĐ