Tiêu đề: Các trường hợp điển hình về việc các DN Việt Nam phải đối diện với vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trong thời gian vừa qua + Cơ hội cho các DN khi kháng kiện thành công đối với các vụ điều tra PVTM

18/07/2018

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rậu, tự do hóa thương mại càng cao, các biện pháp phòng vệ thương mại là những rào cản mang tính bảo hộ đang có nguy cơ gia tăng tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Giảm sản lượng xuất khẩu, thu hẹp thị phần hay nghiêm trọng hơn nữa là mất đi thị trường trọng điểm… là những hậu quả nhãn tiền mà các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối diện khi vướng vào các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội khi kháng kiện thành công. Vậy, cơ hội đó là gì? Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Ánh Tuyết – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.

  1. Từ kinh nghiệm thực tiễn tư vấn cho các doanh nghiệp kháng kiện các điều tra phòng vệ thương mại, Bà đánh giá như thế nào về thực trạng các doanh nghiệp đã và đang phải đối diện với không ít vụ điều tra phòng vệ thương mại như hiện nay?
  • Thời gian qua, đặc biệt là hai năm vừa qua, có thể nói, chưa bao giờ các DN xuất khẩu của VN lại phải đối diện với nhiều vụ việc điều tra PVTM nhiều đến thế. Đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU… Không những vậy, các thị trường khu vực như Indonesia, Thái Lan cũng đã áp dụng khá phổ biến biện pháp PVTM này.
  • Về ngành nghề, phải nói là ngành thép là ngành đối phó với nhiều vụ kiện PVTM nhất. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của các vụ kiện PVTM trên thế giới. Bởi theo thống kê của Mỹ, khoảng trên 60% các vụ kiện PVTM là do DN thép của Mỹ khởi xướng. Thứ hai là ngành thủy hải sản, đây là ngành có thế mạnh ở VN. Ví dụ, cá tra, tôm của VN đã phải đối diện với vụ kiện PVTM, ví dụ như chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Mỹ. Trong các vụ kiện này, thực tế chỉ có vụ kiện tôm, chỉ có 1 DN đã bỏ được lệnh áp thuế chống bán phá giá, còn lại ngành cá và phần lớn các DN còn lại của ngành tôm vẫn phải đương đầu với các biện pháp chống bán phá giá với mức thuế suất mà trong năm 2017, đầu 2018 vừa qua, chúng ta đã phải chịu mức thuế suất cao chưa từng có..;
  • Đứng dưới góc độ tự do hóa thương mại, các biện pháp PVTM đối với các mặt hàng xuất khẩu của VN đã xuất hiện càng nhiều và ngày càng trở nên đáng kể ở các thị trường như Mỹ, EU…
  1. Như Bà vừa chia sẻ, có nhiều doanh nghiệp bị áp thuế nhưng cũng có doanh nghiệp kháng kiện thành công. Vậy, cơ hội cho các doanh nghiệp khi kháng kiện thành công là gì, theo Bà?
  • Nếu tham gia tích cực, có sự chuẩn bị về mặt nội bộ cũng như thuê luật sư tốt, thì khả năng kháng kiện thành công là hiện hữu, hay nói khác đi, DN sẽ có cơ hội.
  • Cơ hội ở đây thể hiện dưới hai dạng: Một, nếu DN bị lựa chọn là bị đơn bắt vuộc, anh phải chứng minh được là anh không bán phá giá hoặc chứng minh được mức trợ cấp phải rất thấp thì mức thuế của anh có thể đủ thấp để cho anh có thể xuất khẩu được.
  • Ví dụ, năm 2014, tham gia vụ kiện cho ngành tôm của Việt Nam, ban đầu tham gia có 39 DN và mức thuế bị cáo buộc lên đến 99%, nhưng khi có kết quả cuối cùng, mức thuế chống bán phá giá chỉ còn 4,5% là mức trung bình cho các DN, DN thấp nhất là hơn 2%. Và sau khoảng hơn 10 năm chiến đấu, ít nhất có 1 DN đã có nhiều lần bằng 0%. Và theo kiện ở WTO và cuối cùng được bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá.
  • Tương tự như vậy, đối với thuế chống trợ cấp, tôm của VN bị điều tra nhưng cuối cùng cũng đã chứng minh được rằng không có trợ cấp. Ngay gần đây nhất, các vụ kiện của Úc đối với hàng hóa của Việt Nam thì cơ quan điều tra Úc cũng đã xác định không có trợ cấp và không có phá giá....vv