Tiêu đề: Mức độ hiểu biết và sự quan tâm đến xuất xứ hàng hóa cũng như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt hiện nay

21/07/2018

Với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh thế thế giới, Việt Nam đang tham gia nhiều các Hiệp định Thương mại tự do mà trong đó cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là xu hướng tất yếu. Theo các chuyên gia thương mại, cơ chế này đem lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch, chủ động trong phát hành hóa đơn thương mại và giúp doanh nghiệp nắm bắt những cam kết về quy tắc xuất xứ trong các FTAs... Vậy, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa với việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa truyền thống? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất – Nhập khẩu, Bộ Công Thương

  1. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong những cơ chế mới được áp dụng. Vậy, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì, Bà có thể giúp chúng tôi làm rõ?
  • Tại các FTAs, song hành với nó là chương về các quy tắc xuất xứ hàng hóa. Chương này quy định những điều kiện và cách để xác định xuất xứ hàng hóa. Và quy tắc xuất xứ là công cụ để thể hiện lợi thế về thuế quan. Và cũng là công cụ để thể hiện lợi thế hàng hóa trong FTAs và hàng hóa ngoài FTAs.
  • Lưu ý khái niệm xuất xứ hàng hóa khác với khái niệm “Made in Viet Nam”, bởi vì “Made in Viet Nam” nó liên quan đến việc ghi nhãn hàng hóa. Chính vì thế, có những lô hàng quần áo của Việt Nam có dán nhãn “Made in Viet Nam” nhưng lại không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam khi xuất đi tại thị trường Châu Âu…
  • Hiện nay, tại Việt Nam đang tồn tại song song hai cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, một là chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo truyền thống, hai là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Theo phương pháp truyền thống doanh nghiệp sẽ tự đến một cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Còn đối với cơ chế mới đó là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu sẽ tự phát hành bằng chứng về xuất xứ mà cụ thể là khai thông tin về xuất xứ trong các chứng từ thương mại, chẳng hạn như hóa đơn mà không có sự tham gia của các cơ quan quản lý trong quá trình phát hành.
  1. Rõ ràng, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một cơ hội đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan sát của Bà, hiện nay, mức độ hiểu biết và sự quan tâm đến xuất xứ hàng hóa cũng như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt như thế nào, thưa Bà?
  • Hiện doanh nghiệp đã khá quan tâm đến việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, các công ty được cấp giấy chứng nhận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa như Vinamilk, Nestlé Việt Nam… và nhiều công ty khác cũng đang nộp hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ cấp quyền tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa… Đây hầu hết là các công ty lớn, có sự hiểu biết nhất định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chủ yếu trong lĩnh vực da giầy, thủy sản…vv
  • Tuy nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều DNNVV, tâm lý của họ đang còn rất e ngại, vẫn chưa thực sự sẵn sàng đối với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá…