Tiêu đề: Lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền SHTT phổ biến và phức tạp + Khuyến nghị cho DN trong việc đăng ký, bảo vệ, đối phó với hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là đối với nhãn hiệu

19/05/2018

Nhãn hiệu là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Để tạo lập, phát triển được một nhãn hiệu là kết quả của cả một quá trình lâu dài và tốn nhiều công sức của chủ sở hữu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, không ít đơn vị đầu tư chất xám để thiết kế, sản xuất và phát triển sản phẩm đã nhanh chóng bị làm giả. Các nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng có giá trị lớn đang bị xâm phạm một cách phổ biến, dưới nhiều hình thức, với quy mô và mức độ ngày càng tinh vi. Vậy, lý giải cho tình trạng này như thế nào? Đâu là lưu ý cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ nhãn hiệu? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ xung quanh vấn đề này.

  1. Thưa Ông, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là hàng giả nhãn hiệu. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo Ông?
  • Chúng ta có nhiều cơ quan thực thi, mỗi cơ quan thực thi lại phân bổ trong một lĩnh vực quản lý nhất định. Đây có thể là một sự chồng chéo khiến cho các DN bị rối, khi đối diện với hành vi xâm phạm không biết cậy nhờ đến cơ quan nào -> Giảm hiệu quả;
  • Các cơ quan thực thi hiện nay chưa có đầy đủ các chuyên gia, cũng như các cán  bộ trong lực lượng thực thi chưa có đầy đủ trình độ, kiến thức về các đối tượng quyền SHTT, vì vậy, khi xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT rất khó khăn -> Hoặc không đưa ra được kết luận, hoặc kéo dài thời gian xử lý;
  • Cục SHTT không có chức năng thực thi, vì thể Cục SHTT thường tham gia vào quá trình này với tư cách là cơ quan chuyên môn, cung cấp các ý kiến chuyên môn giúp các cơ quan thực thi xác định một cách chính xác các hành vi xâm phạm…
  • Đường biên giới, đi qua đường tiểu ngạch…
b.Vậy, doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, thưa Ông?
  • Các đối tượng SHCN thường phải tiến hành đăng ký mới phát sinh quyền cho chủ sở hữu. Nếu như các DN tạo ra được các đối tượng SHCN nhưng không tiến hành đăng ký thì khả năng mất quyền đối với họ là nhãn tiền. Hoặc không còn đủ điều kiện bảo hộ hoặc bị đối tượng khác chiếm đoạt. Đây là những điều kiện bắt buộc…;
  • Để đăng ký, DN thường phải hiểu biết pháp luật, hiểu đối tượng SHTT để xác định xem cần đăng ký cho đối tượng nào… Nếu các DN tự làm được thì nộp trực tiếp cho Cục SHTT, nếu DN nào không làm được thì có thể thông qua các tổ chức đại diện SHTT
  • Tài sản của DN, DN phải có ý thức bảo vệ… Việc tạo lập một hành lang pháp lý trước khi đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, chúng ta tính đến thị trường tiềm năng… ;
  • Công tác tự bảo vệ mình cũng rất quan trọng, tự bảo vệ bằng cách kiểm soát, liệu có đối thủ cạnh tranh đăng ký quyền tương tự ngay từ đầu để phản đối, khiếu nại, phối hợp với cơ quan thực thi để bảo vệ cho mình…vv