Tiêu đề: Đối tượng quyền SHCN bị xâm phạm quyền nhiều nhất + Thiệt hại, ứng xử của DN khi đối diện với hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu + Vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền SHCN

18/05/2018

Thời gian gần đây, tình trạng xâm phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng diễn biến phức tạp. Mặc dù các cơ quan chức năng đã đề ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, xử lý nghiêm khắc, tuy nhiên, tình trạng này không những không giảm mà đang có dấu hiệu tái diễn và xâm hại tới quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như gây thiệt hại không nhỏ tới uy tín, thương hiệu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chân chính. Vậy, thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hiện nay như thế nào? Vai trò của các cơ quan trong việc bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu cần được thể hiện như thế nào? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Văn Bảy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ

a. Thưa Ông, từ thực tiễn hoạt động và nghiên cứu, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hiện nay?
- Mặc dù các cơ quan chức năng đã quyết liệt triển khai nhưng tình trạng xâm phạm quyền đối với SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng vẫn diễn ra phổ biến và phức tạp
- Nhãn hiệu có thể nói là đối tượng bị xâm phạm nhiều nhất trong các đối tượng quyền SHCN. Nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng, giả nhãn hiệu về mặt hình thức, giả về mặt thương hiệu, giả về mặt chất lượng sản phẩm...
- Hiện nay, với sự phát triển của thương mại điện tử, mạng xã hội, việc xâm phạm quyền SHTT trên môi trường mạng cũng là một vấn đề đặt ra.
b. Thực trạng này ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính cũng như người tiêu dùng, thưa Ông?
- Đối với DN: Mất thị phần, thị trường, và nguy cơ đối diện với giảm doanh thu, ảnh hưởng uy tín, thậm chí có DN còn bị mất thương hiệu.
- Đối với người dân: Giảm niềm tin, nhầm lẫn thông tin...
- Đối với thị trường: Cạnh tranh không lành mạnh
c. Vậy, để giúp các doanh nghiệp bảo vệ tốt hơn quyền đối với nhãn hiệu, theo Ông, vai trò của Nhà nước cần tiếp tục cần được thể hiện như thế nào?
  • Nhà nước xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho DN, vận dụng để bảo vệ quyền có mình khi có hành vi xâm phạm xảy ra.
  • Thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của DN bằng nhiều hình thức khác nhau
  • Bản thân các quy định phải đơn giản, linh hoạt, đi vào cuộc sống
  • Hơn ai hết, DN phải thật sự chủ động trong việc bảo vệ quyền của mình khi đối diện với các hành vi xâm phạm quyền…