Tiêu đề: Thuê ngoài dịch vụ pháp lý giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
06/02/2023
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam do thiếu kinh nghiệm trong soạn thảo hợp đồng nên hợp đồng được soạn đơn giản, các điều khoản thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo dẫn tới tiềm ẩn rủi ro về tranh chấp. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo tính hiệu quả pháp lý cho hợp đồng thương mại
1. Hiện nay để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp không thuê nhân viên pháp chế. Vậy để tránh rủi ro về hợp đồng, các doanh nghiệp cần làm gì
Có nhiều cách, nhưng có một cách mà nhiều đơn vị vẫn hay lựa chọn là outshosing, tức là thuê ngoài. Nếu doanh nghiệp không có tiền chi lương cho một nhân viên pháp chế hàng tháng từ 5-10 triệu, thì doanh nghiệp có thể sử dụng một khoản tiền ít hơn để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên. Ví dụ như một công ty tư vấn luật, một văn phòng tư vấn luật họ sẵn sàng đứng ra tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp với mức phí rất là khiêm tốn, nhưng người ta sẽ là người rà soát cho doanh nghiệp tất cả các loại hợp đồng. Và khi có vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng, hay là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì người ta sẽ cảnh báo cho mình. Còn hiện nay theo quan sát của tôi là các doanh nghiệp chưa nghĩ đến dịch vụ thuê ngoài.
2. Ngoài việc sử dụng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cần lưu ý gì trong quá trình soạn thảo hợp đồng
Thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ do sự hạn chế về tài chính và do thói quen nên không có một tâm thế là sử dụng dịch vụ pháp chế chuyên nghiệp. Điều đo cho thấy nếu ký với một văn phòng luật hoặc một chuyên gia luật thì người ta sẽ giúp doanh nghiệp trong việc trám lỗ hổng, khiếm khuyết về mặt hiểu biết pháp lý, về kiến thức hợp đồng cho doanh nghiệp. Cũng như là người ta sẽ đưa vào trong hợp đồng những điều khoản sao cho không phải là bất lợi cho một bên mà là cho cái rủi ro đó nó được khắc phục. Và định vị mối quan hệ hai bên phải công bằng và như thế sẽ giúp cho việc không có bên nào vi phạm hợp đồng cả.
3. Việc bỏ qua điều khoản phạt vi phạm hợp đồng có dẫn tới rủi ro không
Thực ra thì phạt vi phạm chỉ là 2 trong 6 chế tài được quy định trong luật thương mại 2005 tại điều 292 thôi. Phạt vi phạm nó chỉ là hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm, tức là anh không thực hiện tôi sẽ phạt anh, nhưng mà cái mức phạt nó rất là khiêm tốn. Ví dụ như trong luật thương mại 2005 quy định chỉ là 8% cho nên rất nhiều doanh nghiệp người ta sẵn sàng chịu phạt 8% bởi vì khi nộp phạt người ta vẫn có lợi hơn sau khi đã trả tiền phạt đó so với việc người ta thanh toán số nợ cho đối tác. Vì vậy cái phạt vi phạm chỉ là một yếu tố. Theo đó, còn có những yếu tố khác như là đảm bảo thực hiện hợp đồng. Vì là hợp đồng rất là ngắn gọn nên các bên không nghĩ đến hoặc không lường trước đến biện pháp là phải đảm bảo hợp đồng mà cụ thể là thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Nguồn: VOV
Trần Thị Minh Nguyệt