Thưa Bà, từ thực tiễn quản lý Nhà nước về kiểm soát tập trung kinh tế, Bà đánh giá như thế nào về thực trạng tập trung kinh tế trên thị trường Việt Nam hiện nay?
- Trong số các vụ việc tập trung kinh tế đã được Cục Quản lý cạnh tranh xem xét, các vụ việc tập trung kinh tế theo hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp chiếm đa số. Đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ...
- Nhiều vụ việc tập trung kinh tế đã diễn ra trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, các vụ việc thuộc đối tượng kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 thì mỗi năm, thường có vài vụ. Điển hình là năm 2017, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tiếp nhận hồ sơ tập trung kinh tế của 5 vụ, trong đó điển hình là thương vụ Thế giới di động mua lại Điện máy Trần Anh để trở thành đơn vị sở hữu chi phối hơn 90% đối với Trần Anh. Báo cáo về vụ việc, chúng tôi cũng đã đăng tải trên website của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Qua các vụ việc điển hình của Thế giới di động và Trần Anh cho thấy, mặc dù nhiều vụ có giá trị thương vụ lớn nhưng các đối tượng tham gia tập trung kinh tế đều là các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh thì ý thức tuân thủ pháp luật của DN, đặc biệt là Luật Cạnh tranh cũng đã được nâng cao.
Rõ ràng, tập trung kinh tế là hành vi hiện hữu trên thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng số lượng các vụ việc tập trung kinh tế được thông báo tới Cục Quản lý cạnh tranh vẫn còn tương đối ít so với thực tế trên thị trường. Bà có chia sẻ gì?
- Bất cập nổi bật là tiêu chí duy nhất để xác định đối tượng phải thuộc diện thông báo tập trung kinh tế là thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên tham gia tập trung kinh tế từ 30 – 50% thị phần.
Với tiêu chí duy nhất này, thì đây là khó khăn lớn đối với DN, kể cả với cơ quan Nhà nước trong việc xác định các giao dịch tập trung kinh tế nào thuộc ngưỡng tập trung kinh tế. Bởi lẽ, ở đây, thị phần thị phần kết hợp xác định trên thị trường liên quan là một việc xác định khá khó, vì nó được căn cứ trên doanh thu, mà doanh nghiệp có thể biết được doanh thu của doanh nghiệp mình chứ khó có thể biết được doanh thu của toàn thị trường trên thị trường liên quan tập trung kinh tế. Mặt khác, đối với quản lý Nhà nước, cụ thể là Cục Quản lý cạnh tranh, việc Cục Quản lý cạnh tranh chủ động giám sát các giao dịch tập trung kinh tế trên thị trường, thì việc để xác định các giao dịch tập trung kinh tế trên thị trường thuộc diện kiểm soát mà Cục cần phải chủ động giám sát đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực, chưa kể việc xác định thị phần trên thị trường liên quan cần phải có trình độ…