Tiêu đề: Các điều kiện cần thiết đối với doanh nghiệp và ngành thủy sản nước ta khi xuất khẩu sản phẩm sang Liên minh EU
10/04/2018
Vừa qua Liên minh châu Âu EU công bố phạt thẻ vàng đối với thủy sản Việt nam vào thị trường này do tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không được khai báo và không được quản lý IUU . Thẻ vàng của EU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23-10-2017. Theo quyết định này, trong vòng 6 tháng, nếu Việt nam không khắc phục thiếu xót, khai thác thủy hải sản theo đúng quy định IUU thì sẽ bị phạt thẻ đỏ, tức là sẽ cấm toàn bộ sản phẩm thủy hải sản của Việt nam nhập khẩu sang thị trường này. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại đối với Ngành Thủy sản nước ta khi mà mỗi năm thủy sản Việt nam xuất sang EU đạt trên 1,2 tỷ USD. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chương trình kinh doanh và pháp luật tuần này sẽ là những ý kiến chia sẻ của chuyên gia trong ngành đánh giá rõ hơn về ngành thủy sản nước ta trong thời hạn thẻ vàng, và những giải pháp để được chuyển sang thẻ xanh. Trước hết, sẽ là cuộc trao đổi của Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam, Vasep.
- Thưa Ông, khi Việt nam hội nhập, ngành thủy sản Việt nam sẽ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như thế nào khi xuất khẩu?
Trả lời: Khi mà ký các hiệp định, ở đó chúng ta đã cam kết, đồng thời cũng phải tham gia vào một sân chơi, sân chơi đó nó có các quy định, mà các quy định đó có thể chia ra ở 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là các yêu cầu về kỹ thuật, mà chỉ tiêu cụ thể trong nhóm này là dư lượng về kháng sinh, đó là quy định của bất kể Quốc gia nào và Việt nam là một nước xuất khẩu nhiều về thủy sản thì thực sự cần quan tâm đến việc này để kiểm soát. Nhóm thứ 2 trong cam kết sân chơi này đó là bảo vệ nguồn lợi, trong bảo vệ nguồn lợi này thì quan trọng nhất là Châu Âu và Hoa kỳ đó là đang kiểm soát cái gọi là chống khai thác bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định, gọi là IUU. TRong quy định IUU này hướng đến đó là quốc gia đó phải có hệ thống pháp lý kiểm soát được toàn bộ tàu thuyền của mình không vi phạm các quy định mà chúng ta đã cam kết với quốc tế. Cái đó thì Việt nam chúng ta đang có những nỗ lực để cải tổ. Nhóm thứ 3, cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi hay gọi đó là những thủ tục mang tính hành chính, không mang tính kỹ thuật, nó liên quan đến vấn đề về thuế, như quy định về thuế chống bán phá giá. Đấy là 3 nhóm mà yêu cầu các doanh nghiệp, trong đó liên quan trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền ở Việt nam phải nỗ lực, phải cải thiện và phải nỗ lực đáp ứng. Hiện nay trong hơn 20 năm hội nhập, Việt nam là một trong các quốc gia thuộc TOP đầu về xuất khẩu, thì chứng tỏ chúng ta đã làm rất nhiều và đúng như vậy. Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội như chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để ngành hiện đã xuất khẩu trên 160 quốc gia.
- Đó là những quy định chung, vậy cụ thể với thị trường Châu Âu, thì để ngành thủy sản xuất khẩu vào thị trường này cần có những điều kiện gì thưa Ông?
Trả lời: Thứ nhất là về cấp độ quốc gia phải nâng cấp hệ thống cơ quan thẩm quyền mà có thể kiểm soát được vấn đề an toàn thực phẩm. Điều kiện thứ 2 đó là tại các doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống phân tích nguy cơ và phòng ngừa rủi ro được gọi là HACCP. Đối với áp dụng hệ thống này nó chi phối từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng mà ở đó kiểm soát được toàn bộ các mối nguy. Để hoàn thiện được điều kiện thứ 2 thì doanh nghiệp phải được đánh giá và công nhận có một COD, tức là đủ điều kiện xuất vào CHâu Âu. Đối với doanh nghiệp xuất vào Châu Âu với các mặt hàng từ biển thì còn một quy định nữa về IUU. Quy định IUU do một công ty khác bên Châu Âu họ kiểm soát liên quan đến bảo tồn các nguồn lợi , thì họ quan tâm chúng ta có một hệ thống pháp lý để kiểm soát các nguồn lợi ở biển như thế nào, kiểm soát tàu thuyền và khai thác như thế nào. Và cơ quan thẩm quyền và doanh nghiệp sẽ triển khai như thế nào về công tác xác nhận và chứng nhận lô hàng, đảm bảo rằng không vi phạm những quy định của pháp luật quốc tế, của khu vực và của chính Việt nam. Thì tôi cho rằng để xuất được hàng sang châu âu phải có 3 điều kiện như vậy.