Tiêu đề: Đánh giá bất cập, hạn chế của Luật Cạnh tranh về tập trung kinh tế + Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định về tập trung kinh tế trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, đặc biệt là về phạm vi điều chỉnh, thủ tục hành chính

06/04/2018

Hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam thời gian qua diễn ra khá phổ biến và đa dạng. Các hoạt động mua bán và sáp nhập diễn ra sôi động trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó, tập trung trong một số nhóm ngành chính như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, phân phối bán lẻ, kinh doanh bất động sản và thông tin truyền thông; với sự tham gia tập trung kinh tế của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong xu thế mua bán và sáp nhập ngày càng sôi động, hấp dẫn đối với cả doanh nghiệp trong và ngoài nước thì một số quy định về tập trung kinh tế hiện hành đã không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, bổ sung. Xung quanh vấn đề này, chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với Ông Trần Mai Hiến - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia để giúp quý vị và các bạn cùng hiểu rõ.

a. Thưa Ông, trước thực tiễn tập trung kinh tế đã và đang diễn ra khá phổ biến trên thị trường Việt Nam thời gian qua, Ông có thể cho biết, đâu là những hạn chế, bất cập về tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh hiện hành?
- Thứ nhất, quy định ngưỡng 30 – 50 % khá cứng nhắc...;
- Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh hiện hành cũng như đối với hoạt động tập trung kinh tế chỉ trong phạm vi Việt Nam trong khi trên thực tế, rất nhiều hành vi tập trung kinh tế đã diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng giao dịch của họ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam. Ví dụ, Big C, Metro, các ông chủ giao dịch, thỏa thuận với nhau bên ngoài lãnh thổ Việt Nam; hay trong lĩnh vực lữ hành quốc tế, thương mại điện tử, internet xuyên quốc gia...
- Thứ ba, Luật Cạnh tranh hiện hành quy định 5 hành vi tập trung kinh tế nhưng lại chỉ quy định 4 biện pháp kiểm soát tập trung kinh tế, trong khi trên thực tiễn 5 loại hành vi này đều xảy ra...
b. Vậy, Ông có đề xuất, kiến nghị gì để tiếp tục hoàn thiện các quy định về tập trung kinh tế trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi lần này, thưa Ông?
  • Cần phải sửa đổi, bổ sung vào pháp luật cạnh tranh một cách toàn diện, khách quan, kể cả về phạm vi điều chỉnh và hành vi, chế tài cụ thể...;
  • Phá bỏ ngưỡng 30 – 50%, thay vào đó là mở rộng bằng ngưỡng tuyệt đối như Dự thảo Luật;
  • Bổ sung thêm biện pháp kiểm soát tập trung;
  • Bổ sung trình tự, thủ tục vì trước đây sử dụng chung thủ tục với phần hạn chế cạnh tranh, giờ tách riêng thì phải bổ sung trình tự, thủ tục riêng...