Tiêu đề: PHỔ BIẾN MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM PHÁT SÓNG THÁNG 3 NĂM 2018

01/04/2018

Trên cơ sở kết quả hoạt động đấu thầu gói thầu "Xây dựng các Chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2018", Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (Chương trình 585) phối hợp Công ty Cổ phần truyền thông Alo Media thực hiện các Chương trình "Kinh doanh và pháp luật" trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.

Căn cứ vào các nội dung quy định tại Hợp đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp, Ban Quản lý Chương trình 585 phối hợp Công ty Cổ phần truyền thông Alo xây dựng các Chương trình phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam tháng 3 năm 2018.
Chủ đề các Chương trình tập trung vào các vấn đề pháp luật liên quan tới Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Hiệp định CPTPP - Theo đánh giá, Việt Nam vẫn sẽ là nước nhận được nhiều lợi ích khi CPTPP được thực thi. Song, để tận dụng được cơ hội, đòi hỏi Chính phủ và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn. Không chỉ mở rộng được thị trường xuất khẩu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương cũng là một hiệp định có những điều kiện tiêu chuẩn cao về mặt thể chế, chất lượng quản lý nhà nước cũng như khuôn khổ pháp luật.
Sự khác biệt giữa Hiệp định TPP và Hiệp định CPTPP không chỉ đơn thuần giữa Hiệp định có 12 thành viên và Hiệp định có 11 thành viên mà Hiệp định CPTPP còn cho phép các nước thành viên được tạm hoãn một số nghĩa vụ để đảm bảo cân bằng trong bối cảnh mới với chất lượng cao của hiệp định. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có một số điểm khác với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như sẽ trì hoãn 20 điều của thỏa thuận TPP ban đầu, 4 điểm được để riêng các bên đàm phán thống nhất trong thời gian tới. Hiện Việt Nam được xem là quốc gia nghèo nhất và có nhiều điểm kém cạnh tranh nhất trong 11 quốc gia của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nếu như Việt Nam không có những thay đổi kịp thời thì những kỳ vọng cho tăng trưởng của Việt Nam trước hiệp định này sẽ đi ngược lại…,  hay vấn đề về Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu ngành Dệt may khi CPTPP ký kết - Ngày 8/3 tới, hiệp định CPTPP sẽ chính thức được ký kết sau hơn 7 năm đàm phán, đây được coi là cú hích lớn trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp dệt may được kỳ vọng sẽ "thay da đổi thịt", trong đó nhà đầu tư sẽ phải đầu tư thêm công nghệ, đáp ứng được tiêu chuẩn từ sợi trở đi để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Liệu CPTPP có còn rộng mở với dệt may Việt khi không có Mỹ?
Thống kê cho thấy, 6 nước thành viên CPTPP (gồm Australia, Canada, Mexico, New Zealand, Chile và Peru) có giá trị nhập khẩu dệt may năm 2015 - 2016 đều lên tới 40 tỷ USD, trong đó Canada và Mexico chiếm tỷ trọng lớn nhất là 33,7% và 26%. Giá trị nhập khẩu của 6 nước này gấp 3,5 lần con số xuất khẩu dệt may từ Việt Nam vào Mỹ năm 2016 và gấp 11 lần xuất khẩu vào thị trường EU. Với một thị trường 40 tỷ USD, dư địa phát triển ngành dệt may cho Việt Nam là không hề nhỏ.
Chưa kể, khi CPTPP được thông qua, xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường lớn như Úc, Canada, Mexico, New Zeland sẽ có những ưu đãi thuế thay vì mức thuế cao nhất 18% như hiện nay. Các ưu đãi thuế có thể kể đến như giảm thuế ngay lập tức; giảm trong 7 năm, mỗi năm giảm 1,4%; giảm trong 4 năm, năm đầu tiên giảm ngay 50% và giữ nguyên thuế suất trong 3 năm, giảm hết xuống 0% vào năm thứ 4; giảm trong 3 năm, năm đầu tiên giảm ngay 50% và giữ nguyên thuế suất trong 2 năm, giảm hết xuống 0% vào năm thứ 3., một số vấn đề liên quan đến DN cần thúc đẩy ứng dụng KHCN để phát triển, Tạo cơ chế hỗ trợ  DN tham gia chuỗi giá trị, Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, Xử lý vi phạm đối với an toàn thực phẩm ... 
Các vấn đề nêu trên đều là vấn đề nóng hổi mang tính xã hội mà doanh nghiệp cần được chú ý, các chuyên gia tại các Chương trình đã đưa ra nhiều ý kiến bổ ích cho doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp xử lý trong một số tình huống gặp phải liên quan đến các vấn đề pháp luật nêu trên. 

Q úy vị đọc giả có thể truy cập vào trang web: kinhdoanhvaphapluat.vn để có thể thường xuyên theo dõi các Chương trình "Kinh doanh và pháp luật" được hỗ trợ bởi Chương trình 585, cập nhật các tin tức nóng nhất liên quan đến các vấn đề pháp luật được doanh nghiệp quan tâm hiện nay.