Tiêu đề: Điểm mới về tập trung kinh tế trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi + Chia sẻ về việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tập trung kinh tế trong Dự thảo sửa đổi trước khi trình Quốc hội thông qua
04/04/2018
Sau một thời gian dài thực thi Luật Cạnh tranh, việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi phạm cạnh tranh trên thị, tuy nhiên, thực tiễn thực thi đã nảy sinh nhiều vấn đề gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đã thay đổi cách tiếp cận về tập trung kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả. Vậy, Khó khăn, vướng mắc pháp lý đó là gì? Việc thay đổi cách tiếp cận về tập trung kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Hữu Huyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này
a. Thưa Ông, từ thực tiễn hoạt động và nghiên cứu, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng tập trung kinh tế cũng như những vướng mắc pháp lý trong hoạt động tập trung kinh tế trên thị trường Việt Nam thời gian qua?
- Tập trung kinh tế hay còn gọi là M&A diễn ra phổ biến trên thế giới, cũng như Việt Nam -> Xu hướng tất yếu vì nó liên quan đến tái cấu trúc DN, chuyển dòng vốn...
- Ở Việt Nam thời gian qua diễn ra sôi động với các vụ điển hình như BigC, Trần Anh, Metro... -> Các DN có thể khai thác được thương hiệu, dòng vốn của nhau, kích thích thị trường phát triển.
- Quy định tỷ lệ ngưỡng 30 – 50% rất cứng nhắc, gây khó cho các DN...
- Bên cạnh đó, ý thức chấp hành và nhận thức của DN về tập trung kinh tế còn hạn chế.
b. Thưa Ông, thay vì cấm tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia từ 50% trở lên trên thị trường liên quan, Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi đã mở rộng ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế một cách rõ ràng hơn. Vậy, điều này sẽ tạo điều kiện như thế nào cho DN tham gia các giao dịch trên thị trường, theo Ông?
- Quy định như vậy là khẳng định tầm quan trọng của tập trung kinh tế trên thị trường và sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề này;
- Trút cho DN gánh nặng, DN không phải làm báo cáo thị phần về thị trường liên quan nữa, họ chỉ cần báo cáo về doanh thu, mà doanh thu là DN nào cũng có thể thực hiện được, hay giá trị của một thương vụ, tổng giá trị... – những tiêu chí đó rất dễ
- Quan trọng nhất, đây không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật mà là tinh thần Chính phủ kiến tạo, làm sao công việc phải định lượng, đơn giản hóa các thủ tục..
- Theo Ngân hàng thế giới dự đoán, đến 2020, nếu chúng ta thực hiện tốt, chúng ta sẽ đưa các vụ tập trung kinh tế lên con số 20 tỷ USD. Đây là con số chúng ta hoàn toàn có thể đạt được sau khi Luật Cạnh tranh sửa đổi được Quốc hội thông qua.
- Đề xuất, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; bổ sung chế tài rõ ràng...