-
Đánh giá những tác động đối với doanh nghiệp của các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh ở nước ta hiện nay
-
Đánh giá vướng mắc pháp lý đối với các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và chính DN khởi nghiệp sáng tạo trong vấn đề khởi thông dòng vốn + đánh giá Dự thảo Nghị định
Thống kê cho thấy, trong năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã thu hút được 205 triệu Đô la Mỹ từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quy mô lớn, tuy nhiên, số lượng startup gọi vốn thành công này rất khiêm tốn, chỉ khoảng 50 công ty. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư trong nước như các công ty lớn, các nhà đầu tư cá nhân cũng có nhu cầu muốn bỏ vốn đầu tư cho khởi nghiệp nhưng lúng túng trong việc thành lập quỹ, tổ chức hình thức đầu tư; đồng thời, việc thiếu cơ chế đối với trường hợp nhà đầu tư rút vốn cũng gây khó các nhà đầu tư và rủi ro cho chính các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
-
Các nội dung nổi bật của Dự thảo Nghị định về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo + Yêu cầu của việc thực thi hiệu quả, chuyển dần sang khu vực kinh tế tư nhân
-
Đánh giá vướng mắc pháp lý đối với các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và chính DN khởi nghiệp sáng tạo trong vấn đề khởi thông dòng vốn + đánh giá Dự thảo Nghị định
Thống kê cho thấy, trong năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã thu hút được 205 triệu Đô la Mỹ từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quy mô lớn, tuy nhiên, số lượng startup gọi vốn thành công này rất khiêm tốn, chỉ khoảng 50 công ty. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư trong nước như các công ty lớn, các nhà đầu tư cá nhân cũng có nhu cầu muốn bỏ vốn đầu tư cho khởi nghiệp nhưng lúng túng trong việc thành lập quỹ, tổ chức hình thức đầu tư; đồng thời, việc thiếu cơ chế đối với trường hợp nhà đầu tư rút vốn cũng gây khó các nhà đầu tư và rủi ro cho chính các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
-
Khó khăn, vướng mắc pháp lý đối với các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo + đánh giá Dự thảo Nghị định, đặc biệt về vấn đề Nhà nước đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo
Để có thể khởi nghiệp thành công thì vấn đề vốn luôn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ một startup nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo gặp không ít khó khăn. Và để kể khơi thông dòng vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, việc tạo lập hành lang pháp lý về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo cũng như các chính sách khuyến khích hoạt động là yêu cầu cấp thiết. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Vậy, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng như thế nào về văn bản pháp lý này? Nhà nước tham gia vào đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo như thế nào?
-
Lý giải tại sao cần hoàn thiện khung pháp lý, khơi thông dòng vốn cho khởi nghiệp sáng tạo; mục tiêu của Dự thảo Nghị định về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo
Nguồn vốn tích lũy tự có, huy động vốn từ người thân, bạn bè, sau đó huy động từ các nhà đầu bên ngoài quan tâm tới các ý tưởng sáng tạo… là cách thức chung của phần đông các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam hiện nay. Đây thường là các cá nhân, tổ chức chấp nhận rủi ro, yêu thích công nghệ, muốn khuyến khích khởi nghiệp, thậm chí có thể đầu tư vào các cá nhân hoặc nhóm cá nhân chưa thành lập doanh nghiệp mà mới chỉ đang ở giai đoạn ý tưởng, phát triển sản phẩm, dịch vụ. Chính vì bản chất rủi ro lớn của các startup và quy mô đầu tư tương đối nhỏ nên các kênh huy động vốn truyền thống như vay vốn ngân hàng, huy động từ các quỹ, các ông ty đầu tư chứng khoán hầu như là không thể. Vậy, khó khăn trong việc huy động vốn cho khởi nghiệp sáng tạo hiện nay như thế nào? Mục tiêu của Dự thảo Nghị định về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo lần này là gì?
-
Điểm tin pháp luật
Vừa qua, nhiều văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ban hành, chúng tôi lựa chọn giới thiệu đến quý vị và các bạn một số nội dung đáng chú ý sau:
1. Chương trình hành động của Chính phủ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
2. Quy định mới về kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
3. Bộ Tài chính không đẩy nhanh lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN
-
Công khai minh bạch thuế để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển mô hình hoạt động lên doanh nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà việc chuyển đổi hộ kinh doanh lại được đặt ra và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng như hiện nay khi hộ kinh doanh là lực lượng tiềm năng mạnh mẽ để đạt được mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này đã và đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Hiện nay 70% hộ kinh doanh cá thể đang có thỏa thuận về mức thuế khoán với cơ quan thuế do quy định về mức thuế khoán cố định. Mức thuế khoán hằng năm này được thực hiện theo sự khảo sát của cơ quan thuế, tham vấn ý kiến của hội đồng tư vấn thuế cấp xã, được lấy ý kiến người dân và công bố công khai để các hộ kinh doanh tự giám sát lẫn nhau. Nhưng do phần lớn hộ kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ mua bán, được tự kê khai đóng thuế cho nên thất thu thuế là khó tránh khỏi. Theo quy định, đối với hộ kinh doanh thì hiện có 3 khoản thuế và lệ phí phải nộp chủ yếu là: Lệ phí Môn bài, thuế GTGT, và Thuế thu nhập cá nhân. Vậy làm thế nào để công khai, minh bạch trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và khuyến khích họ chuyển đổi mô hình lên doanh nghiệp?
-
Đánh giá công tác hỗ trợ pháp lý cho các DNNVV
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách pháp luật, có thể nói hệ thống pháp luật trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện, mặc dù vậy, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất nhiều hạn chế, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, phần lớn là do chủ quan các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực của chính mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm đòi hỏi Nhà nước và doanh nghiệp phải có những giải pháp đồng bộ nhằm thay đổi nhận thức, tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu được tiếp cận các thông tin pháp lý, các kiến thức pháp luật về kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất cần thiết để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. Đặc biệt sắp tới khu Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức có hiệu lực.
-
Phân tích những nguyên nhân mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó hấp thụ được các chính sách hỗ trợ dành cho khối doanh nghiệp này
Theo số khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta về sự hấp thụ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, kết quả cho thấy 55% DNNVV gặp trở ngại do thủ tục vay khi tiếp cận các chương trình hỗ trợ tín dụng; 50% gặp trở ngại do yêu cầu thế chấp, thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như các khoản thu, hàng trong kho…; 80% DNNVV cho biết tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp. Vì sao lại như vậy? Và sắp tới khi Luật hỗ trợ doanh nghiệp NVV có hiệu lực thì liệu tình trạng này có xảy ra???
-
Những điểm mới trong Luật hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và vừa so với những quy định trước đây
Với 83,5% đại biểu tán thành, sáng ngày 12/6 vừa qua, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được đưa vào trong Luật như hỗ trợ về tín dụng, thuế, công nghệ, xúc tiến và mở rộng thị trường, tư vấn pháp lý...v v, với 3 đối tượng doanh nghiệp chủ yếu là DNNVV được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Vậy những chính sách hỗ trợ cụ thể khối doanh nghiệp này sẽ như thế nào?
-
Đánh giá thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung các quy định mới trong Luật cạnh tranh sửa đổi
-
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
-
Thực trạng khuyến mại vượt trần và đánh giá về quy định pháp luật giới hạn mức tối đa khuyến mại
-
Tại sao chúng ta cần hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa? Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay như thế nào
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới trên 97% tổng số các doanh nghiệp. Quy mô nhỏ và vừa, năng lực quản trị, năng lực sản xuất, năng lực pháp lý thấp, đồng nghĩa với đó là năng lực cạnh tranh thấp. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, không thể thiếu việc nâng cao năng lực pháp lý. Đối với các doanh nghiệp lớn, vấn đề pháp lý đã quan trọng, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề này lại càng quan trọng hơn. Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" ngày 15/5/2017 với sự giúp đỡ đến từ TS. Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.