Tiêu đề: Các nội dung nổi bật của Dự thảo Nghị định về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo + Yêu cầu của việc thực thi hiệu quả, chuyển dần sang khu vực kinh tế tư nhân

06/11/2017

Câu hỏi:
  1. Thưa Bà, có rất nhiều nội dung khuyến khích đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trong Dự thảo Nghị định, tuy nhiên, Bà có thể cho biết đâu là điểm nổi bật trong Dự thảo Nghị định này?
  • Thứ nhất, quy định rõ hơn khung pháp lý cho đầu tư cho KNST so với quỹ đầu tư chứng khoán. Việc chuyển lợi nhuận, đăng ký kinh doanh… thuận lợi hơn rất nhiều
Vấn đề miễn thuế, nhà đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được miễn, giảm thuế thu nhập có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Dự thảo Nghị định đề xuất 02 phương án:
+ Phương án 1: Ưu đãi thuế theo khoản đầu tư:Thu nhập được ưu đãi thuế là các khoản thu nhập từ việc (i) góp vốn thành lập, mua cổ phần,phần vốn góp của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại thời điểm đầu tư; hoặc (ii) góp vốn thành lập, mua cổ phần,phần vốn góp của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại một thời điểm trong tương lai dưới hình thức khoản vay chuyển đổi; và đáp ứng điều kiện: đối tượng nhận đầu tư là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa chào bán chứng khoán ra công chứng và khoản đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư.
+ Phương án 2: Ưu đãi thuế theo đối tượng. Đối tượng được ưu đãi thuế là quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định này và các công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng các tiêu chí: (i) mục tiêu hoạt động nhằm đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; (ii) phạm vi hoạt động chỉ giới hạn ở đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; (iii) phải báo cáo hàng năm cho cơ quan có thẩm quyền khi được ưu đãi thuế.
  • Thứ hai, về các quỹ đầu tư, theo thông lệ thế giới và khung pháp lý hiện tại về quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, quỹ không có tư cách pháp nhân và được quản lý bởi công ty quản lý quỹ. Các nhà đầu tư giao kết với nhau thông qua điều lệ quỹ, cử ra ban đại diện quỹ để đại diện quyền lợi cho các nhà đầu tư, giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý theo điều lệ quỹ và hợp đồng với quỹ. Chương II đưa ra khung pháp lý mang tính cơ bản, nguyên tắc để điều chỉnh quỹ, các nhà đầu tư tự thỏa thuận với nhau trong quá trình hoạt động của quỹ.
  • Thứ ba, có một chương quy định về cơ chế đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có sử dụng ngân sách Nhà nước. Để cụ thể hóa khoản 4, Điều 18 Luật Hỗ trợ DNNVV, dự thảo Nghị định đã quy định cơ chế đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện thông qua hình thức xây dựng Đề án đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thẩm quyền quyết định thuộc Chính quyền địa phương có sự tham vấn của các Bộ ngành liên quan. Đề án lựa chọn các đối tác là các nhà đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức ươm tạo…,các tổ chức này am hiểu doanh nghiệp khởi nghiệp, đáp ứng các tiêu chí nhất định để cùng thực hiện Đề án. Theo đó, đối tác sẽ tự thẩm định, đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp startup, cơ quan chủ trì Đề án của địa phương căn cứ vào thẩm định, lựa chọn của đối tác để quyết định cùng đầu tư theo, tối đa 30% tổng vốn đầu tư mà startup huy động được, đồng thời tiến hành thoái vốn trong vòng 05 năm để dành nguồn ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khác...
  1. Vậy, để Nghị định nếu được ban hành được thực thi hiệu quả, vấn đề đặt ra ở đây là gì, thưa Bà?
  • Quan điểm khi xây dựng Nghị định, là khi thực thi sẽ chuyển dịch dần sang khu vực tư nhân. Các cơ quan Chính phủ không trực tiếp thực hiện các công việc, dịch vụ này mà chủ yếu làm sao đảm bảo chính sách thật sự minh bạch…vv
  • Dịch vụ cho tư nhân, đặc biệt là tổ chức Hiệp hội có đầy đủ tiêu chuẩn, năng lực
  • Về phía DN cũng cần cố gắng, tận dụng thời cơ vì năng lực DN chúng ta đang quá yếu…