Tiêu đề: Khó khăn, vướng mắc pháp lý đối với các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo + đánh giá Dự thảo Nghị định, đặc biệt về vấn đề Nhà nước đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo

05/11/2017

Để có thể khởi nghiệp thành công thì vấn đề vốn luôn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ một startup nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo gặp không ít khó khăn. Và để kể khơi thông dòng vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, việc tạo lập hành lang pháp lý về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo cũng như các chính sách khuyến khích hoạt động là yêu cầu cấp thiết. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Vậy, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng như thế nào về văn bản pháp lý này? Nhà nước tham gia vào đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo như thế nào?

Câu hỏi:
  1. Thưa Bà, dưới góc độ là đơn vị hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp sáng tạo, Bà đánh giá như thế nào về nhu cầu vốn cũng như vướng mắc pháp lý trong hoạt động này?
  • Thường cho rằng vốn không phải là quan trọng nhất, nhưng đến một lúc nào đó, rất cần đầu tư mạo hiểm, chính vì vậy vận động thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm cũng xuất phát từ lý do này. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất chính là khung pháp lý khi đầu tư mạo hiểm… -> Cần sự thừa nhận là mặt luật pháp để triển khai nó. 
  • Việc chúng ta đang nói đến quốc gia khởi nghiệp, khuyến khích KN thì việc chúng ta khởi thong một số dòng vốn cho KNST là điều vô cùng cần thiết. Và đó cũng là mong chờ rất lớn từ các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các chương trình ươm tạo DN hiện nay.
 
  1. Một trong những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo lần này chính là việc Nhà nước tham gia đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Bà có bình luận gì về vấn đề này?
  • Trước hết, tinh thần đầu tiên rất rõ, chúng ta phân biệt được quỹ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo với quỹ đầu tư chứng khoán… -> Đây là định hướng cho mọi quy định pháp lý sau này triển khai.
  • Đánh giá việc quy định về công ty quản lý quỹ, đó là điều cần thiết. Trong đó đã quy định quỹ được hình thành như thế nào, cơ chế quản lý như thế nào, thông qua đó, Nhà nước quản lý như thế nào…?
  • Vấn đề Nhà nước tham gia vào đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Nhà nước có thể đầu tư trực tiếp với một tỷ lệ kỳ vọng nào đó, ủy thác qua một tổ chức tư nhân hay ủy thác cho chính các đơn vị, tổ chức trong hệ thống của mình, hoặc có thể Nhà nước đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ, ví dụ như các dịch vụ pháp lý và tất cả các vấn đề liên quan mà có thể các dịch vụ mà trong quá trình đầu tư chúng tôi rất cần… 
  • Nhà nước đầu tư đầu cho khởi nghiệp sáng tạo không phải Nhà nước muốn tối ưu hóa cái lợi nhuận của mình mà Nhà nước muốn kích thích thị trường này và cho thấy mức độ quan tâm của Nhà nước, khuyến khích thị trường này phát triển…; Nhà nước là vốn mồi và cũng là một kênh đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.