Tiêu đề: Đánh giá công tác hỗ trợ pháp lý cho các DNNVV

03/11/2017

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách pháp luật, có thể nói hệ thống pháp luật trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện, mặc dù vậy, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất nhiều hạn chế, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, phần lớn là do chủ quan các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực của chính mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm đòi hỏi Nhà nước và doanh nghiệp phải có những giải pháp đồng bộ nhằm thay đổi nhận thức, tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu được tiếp cận các thông tin pháp lý, các kiến thức pháp luật về kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất cần thiết để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. Đặc biệt sắp tới khu Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức có hiệu lực.

Câu hỏi 1: Vâng thưa Ông, Ông đánh giá như thế nào về công tác hỗ trợ pháp lý cho các DNNVV trong thời gian qua?
Trả lời:Chúng ta chưa có một báo cáo chính thức về hoạt động của công tác này, nhưng nếu nói với tư cách là người gắn liền với công việc này, tôi có thể nói không oan là kết quả chưa cao và cơ bản là chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Câu hỏi 2: Vậy theo ông, cần có những giải pháp gì để công tác hỗ trợ pháp lý cho khối doanh nghiệp này thực sự có hiểu quả, đặc biệt là trong bối cảnh Luật hỗ trợ DNNVV sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018?
Trả lời: 10 năm vừa rồi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chúng ta mới quy định ở dưới dạng Nghị định thôi, tức là ở tầm Chính Phủ chứ chưa ở tầm Toàn Quốc tức là Quốc hội. Cho nên một trong các thắng lợi  của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và cho doanh nghiệp NVV nói riêng đó là việc  chúng ta đã Luật hóa, lần đầu tiên Việt nam đã có Luật hỗ trợ DNNVV, tất nhiên là chậm so với thế giới. Trong Luật này đã quy định tại điều 14, trong điều 14 có một khoản để nói về việc Nhà nước ta phải thực hiện chương trình hỗ trợ Pháp lý cho doanh nghiệp, và đó là thắng lợi lớn nhất cho doanh nghiệp. Nhưng để triển khai điều khoản đó trong thực tế lại là đại vấn đề. Cho nên theo tôi, trước hết để thực hiện việc này thì việc đầu tiên mà Chính phủ phải làm là ban hành Nghị Định mới để thay thế Nghị định 66 đã tồn tại được 10 năm nay. Một mặt để thể chế hóa những tư tưởng của Luật, nhưng đồng thời quan trọng hơn là phải làm một loạt, thực hiện nội dung mới. Tôi lấy ví dụ, thứ nhất trong Nghị định phải nói rõ về hình thức hỗ trợ. Trong Luật chỉ nói Nhà nước phải thực hiện công tác hỗ trợ Pháp lý thế thôi, nhưng công tác này như thế nào, nội dung ra làm sao, cho nên phải nghiên cứu rất kỹ các hình thức, tức là chúng ta giữ nguyên hình thức hỗ trợ theo nghị định 66, hay chúng ta bỏ đi một số hình thức rồi bổ sung thêm một số hình thức. Tóm lại là hình thức mà thực chất là nội dung hỗ trợ như thế nào thì cần phải nghiên cứu rất kỹ thì đó là cái thứ nhất làm rõ các hình thức hỗ trợ  mà nhà nước phải thực thi đối với doanh nghiệp. Thứ 2 trong nghị định này Nhà nước hỗ trợ cái gì, mà Nghị định này phải xây dựng cơ chế pháp lý để thực hiện sự hỗ trợ đó. Nếu chúng ta chỉ tuyên bố doanhh nghiệp được làm cái này, được cái này nhưng không có cơ chế, ai phải làm, Bộ này làm cái gì, Bộ kia làm thế nào, phối hợp giữa Nhà nước với Nhà nước, giữa Nhà nước với doanh nghiệp, giữa DN với hiệp hội và hiệp hội với nhau. Tóm lại phải xây dựng một cơ chế pháp lý hữu hiệu để đưa cái đó vào cuộc sống. Một cái rất quan trọng tiếp theo là phải tổng kết đánh giá. Từ trước đến này chúng ta có làm nhưng chưa có tổ chức đánh giá cho nên không biết có hiệu qua hay không, ai tốt hay xấu. Nên trong Nghị định này phải có cơ chế kiểm tra đánh giá thực tế  và đánh giá kết quả, khen thưởng kỷ luật. Tôi rất tin tưởng vào Nghị định này, Nghị định mà tốt thì công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sẽ tốt.