Tiêu đề: Điểm tin pháp luật

04/11/2017

Vừa qua, nhiều văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ban hành, chúng tôi lựa chọn giới thiệu đến quý vị và các bạn một số nội dung đáng chú ý sau: 1. Chương trình hành động của Chính phủ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn 2. Quy định mới về kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô 3. Bộ Tài chính không đẩy nhanh lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN

1, Chương trình hành động của Chính phủ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong đó, cơ cấu lại ngành du lịch, cụ thể, xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới vận hành theo quy luật kinh tế thị trường. Các địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển du lịch xây dựng đề án cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới; rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch, chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch; bổ sung, hoàn thiện công tác thống kê du lịch để xác định rõ vị trí ngành du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân và của các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch....
2,Quy định mới về kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
MC: Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Trong đó, về điều kiện kinh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng 10 điều kiện sau:
1- Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
2- Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
3- Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
4- Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
5- Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
6- Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.
7- Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của: Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).
8- Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9- Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
10- Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải (Cơ quan kiểm tra) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
 
3, Đơn giản hóa hơn 70 thủ tục về thuế, hải quan và chứng khoán
MC: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 104 về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tài chính.
Theo đó, đơn giản hóa 71 thủ tục hành chính trong 3 lĩnh vực: chứng khoán, hải quan và thuế. Trong lĩnh vực chứng khoán, đơn giản hóa 32 thủ tục: cấp giấy phép, điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do hợp nhất, do nhận sáp nhập.
Đối với lĩnh vực Hải quan: đơn giản hóa 2 thủ tục, là thủ tục thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan và thủ tục công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
Còn trong lĩnh vực thuế, Nghị quyết cho phép đơn giản hóa 37 thủ tục.
 
4, Bộ Tài chính không đẩy nhanh lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN
MC: Bộ Tài chính không đẩy nhanh lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN. Khẳng định này được Bộ Tài chính đưa ra trước những ý kiến cho rằng chênh lệch thuế nhập khẩu đang gây rủi ro độc quyền trên thị trường xăng.
 
Hiện thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc là 10%, chỉ bằng một nửa so với 20% nếu mua của các nước trong ASEAN. Thuế thấp nên các DN trong nước đồng loạt chuyển sang nhập xăng từ Hàn Quốc, với tỷ lệ lên tới 96% kim ngạch nhập khẩu.
Nhiều DN cho rằng, nếu phụ thuộc lớn vào một thị trường sẽ khiến DN Việt bị ép giá, phải mua cao hơn so với các đối tác nhập khẩu khác.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính khẳng định không thể vội vàng giảm thuế vì đây là cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Phải đến năm 2023, xăng nhập khẩu từ ASEAN sẽ giảm còn 5% và đến 2024 thuế sẽ về 0%.