Tiêu đề: Những điểm mới trong Luật hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và vừa so với những quy định trước đây

01/11/2017

Với 83,5% đại biểu tán thành, sáng ngày 12/6 vừa qua, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được đưa vào trong Luật như hỗ trợ về tín dụng, thuế, công nghệ, xúc tiến và mở rộng thị trường, tư vấn pháp lý...v v, với 3 đối tượng doanh nghiệp chủ yếu là DNNVV được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Vậy những chính sách hỗ trợ cụ thể khối doanh nghiệp này sẽ như thế nào?

Câu hỏi 1:Vâng thưa Ông, tính đến thời điểm này Việt nam có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Trả lời: Trong Luật đã quy định: Thứ nhất Luật hóa những quy định trước đây chỉ ở tầm Nghị định, vì vậy tính pháp lý cao hơn, và có nhiều cơ quan tham gia vào quá trình hỗ trợ đối với DNNVV. Trong Luật hỗ trợ DNNVV có một số điểm mới so với Nghị định 56 đó là thứ nhất trong Luật đã đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản để hỗ trợ DNNVV. Và nhờ những nguyên tắc này mà những hỗ trợ  sẽ thuận lợi cho các cơ quan liên quan. Thứ 2 trong Luật mới bổ sung một số hỗ trợ mà trước đây trong nghị định 56 chưa có  đó là hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ chuyển hộ kinhd oanh thành doanh nghiệp, đó là những điểm mới quy định trong Luật, và trên cơ sở đó Chính phủ sẽ ban hành  những nghị định để hướng dẫn các hỗ trợ cụ thể theo Luật.
Câu hỏi 2: Như vậy là trước khi có Luật hỗ trợ DNNVV thì đã có nhiều chính sách hỗ trợ khối doanh nghiệp này. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hấp thụ được những chính sách hỗ trợ này. Theo Ông nguyên nhân là do đâu?
Trả lời: Trong các quy định liên quan đến hỗ trợ DNNVV thì có nhiều quy định liên quan đến Luật chuyên ngành, và những quy định chuyên ngành như thuế và đất đai thì trong quy định trực tiếp mới có các quy định về mặt bằng , hỗ trợ vốn, tiếp cận lãi suất. Nhưng thực tế trong quy định của các Luật chuyên ngành chưa thể hiện cụ thể những hỗ trợ này sẽ được hỗ trợ cụ thể như thế nào, và nên không đi vào thực tiễn, và doanh nghiệp cũng không biết làm như thế nào để tiếp cận được các nguồn hỗ trợ như vậy. Đấy là những nguyên nhân các hỗ trợ đối với DNNVV chưa đi vào thực tiễn.
 
Câu hỏi 3: Theo Ông, tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa “hấp thụ” được những chính sách hỗ trợ nào là nhiều nhất? Và vì sao?
Trả lời: Báo cáo đánh giá của Cục phát triển Doanh nghiệp, các chính sách được cho là hấp thụ nhiều nhất là chính sách về tài chính và vốn. Thứ 2 , chính sách mà được đánh giá hấp thụ tốt là chính sách về đào tạo nguồn nhân lực. Mỗi năm có từ 50-60 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước chi ra cho hoạt động này. Và trung bình khoảng 1, 2 triệu đồng/học viên tham gia chương trình đào tạo này. Tiếp theo là chương trình thông tin, pháp lý
 
Câu hỏi 4: Vậy  theo Ông , những hỗ trợ  quy định trong Luật hỗ trợ DNNVV đã đáp ứng được sự hỗ trợ cần thiết nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển của các DNNVV trước tiến trình hội nhập?
Trả lời: Ngoài những hướng dẫn cụ thể thì hiện tại như chúng ta đã biết có nhiều quy định đã được ban hành phù hợp với thực tế, và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng khâu tổ chức thực hiện của chúng ta rất có vấn đề. Vì vậy tôi còn lo thêm một vấn đề nữa là kể cả khi mình có một chính sách được hương dẫn cụ thể , có tính khả thi mà khi triển khai thực hiện các cơ quan không làm tròn trách nhiệm thì cũng ảnh hưởng nhiều đến chính sách hỗ trợ DNNVV. Với chính phủ hành động như hiện nay, tôi kỳ vọng rằng những chính sách này sẽ đi vào thực tiễn, và đem lại lợi ích cho các DNNVV nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung.