Tiêu đề: Đánh giá vướng mắc pháp lý đối với các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và chính DN khởi nghiệp sáng tạo trong vấn đề khởi thông dòng vốn + đánh giá Dự thảo Nghị định

06/11/2017

Thống kê cho thấy, trong năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã thu hút được 205 triệu Đô la Mỹ từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quy mô lớn, tuy nhiên, số lượng startup gọi vốn thành công này rất khiêm tốn, chỉ khoảng 50 công ty. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư trong nước như các công ty lớn, các nhà đầu tư cá nhân cũng có nhu cầu muốn bỏ vốn đầu tư cho khởi nghiệp nhưng lúng túng trong việc thành lập quỹ, tổ chức hình thức đầu tư; đồng thời, việc thiếu cơ chế đối với trường hợp nhà đầu tư rút vốn cũng gây khó các nhà đầu tư và rủi ro cho chính các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Câu hỏi:
  1. Thưa Ông, từ thực tiễn hoạt động, Ông đánh giá như thế nào về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo hiện nay?
  • Thực tiễn đã tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, họ rất cầu thị với các ý tưởng nêu ra, tuy nhiên, do chúng ta đang bị khó khăn, vướng mắc pháp lý, chưa rõ ràng trong quy định quyền, nghĩa vụ, thời điểm góp vốn, thoái vốn như thế nào và quyền lợi của nhà đsầu tư khi tham gia vào quỹ đầu tư mạo hiểm ra sao, được bảo vệ như thế nào. Mặt khác, về phía DN, khi nhận đầu tư nhưng nhà đầu tư rút vốn, làm DN mất tự chủ, thậm chí giải thể.
  • Ví dụ, VCIC đã đầu tư 75000USD, nhưng cấu trúc của DN có nhà đầu tư bên ngoài đầu tư -> Sau đó DN dừng, VCIC là cơ quan quản lý quỹ và hỗ trợ không có cơ chế xử lý… Đó là khó khăn, bất cập, và không chỉ là của VCIC mà các đơn vị đi sau cũng gặp phải.
  1. Để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc này, hiện nay, Dự thảo Nghị định về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo đang được xây dựng và đưa ra lấy ý kiến. Vậy, trên cơ sở các quy định ban đầu của Dự thảo Nghị định, Ông có bình luận gì về khung pháp lý cho các nhà đầu tư, quỹ đầu tư đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo, thưa Ông?
  • Dự thảo NĐ: Quy định tương đối rõ khung pháp lý cho nhà đầu tư và quỹ đầu tư khi tham gia vào. TUy nhiên,  chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ cũng như đảm bảo quyền lợi của nhà sang lập và mối liên hệ mật thiết giữa các qỹ đầu tư, các nhà đầu tư đối với các DN ĐMST chưa được nêu rõ.
  • Đề xuất: Nhiều ưu đãi hơn và làm rõ các ưu đãi như thế nào. Vì xét cho cùng, mục đích của nhà đầu tư hướng đến là những quyền lợi có được…
  • Nên tạo khung pháp lý, mở ra cho họ vào, sau đó phát sinh thì siết mặt pháp lý. Ví dụ, việc quy định 1 công ty quỹ chỉ quản lý một quỹ -> Đề xuất 1 công ty quản lý quỹ quản lý nhiều quỹ.
  • Kỳ vọng trong thời gian tới, có khung pháp lý hoàn thiện để giúp không chỉ khơi thông nguồn vốn mà còn tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo.