Tiêu đề: Đánh giá thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung các quy định mới trong Luật cạnh tranh sửa đổi

01/11/2017

Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, sau gần 10 năm thực thi các quy định của Luật Cạnh tranh, đã có hơn 100 vụ việc liên quan đến vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh bị điều tra, xử lý. Trong số các vụ việc này, đã có 5 vụ việc liên quan đến các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã bị điều tra, xử lý với mức phạt lên tới hàng tỷ đồng. Vậy, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh biểu hiện dưới những dạng nào? Hậu quả sau những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này là gì? Khi phải đối mặt với cạnh tranh, không ít các doanh nghiệp đã lựa chọn phương thức dàn xếp, thỏa thuận với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường về giá cả, sản xuất, thị trường, khách hàng... nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Hậu quả tất yếu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự độc quyền hóa thị trường, quyền lợi người tiêu dùng không được đảm bảo. Vậy, thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hiện nay như thế nào? Đâu là nội dung cần điều chỉnh về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi lần này? Để làm sáng tỏ các vướng mắc mời các bạn theo dõi cuộc phỏng vấn giữa phóng viên và khách mời gồm:Ông Trần Mai Hiến - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Hội đồng, TS. Luật sư Đỗ Trọng Hải – Giám đốc Công ty Luật TNHH Bizlink.
Phóng viên hỏi: Thưa Ông Trần Mai Hiến, từ thực tiễn xử lý các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hiện nay?
Trả lời: Bên cạnh hành vi cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh của các DN trong nước, đặc biệt là các DN nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam ngày càng phổ biến và tinh vi hơn
- Những loại thỏa thuận: Những thỏa thuận của tất cả các chủ hàng; thỏa thuận của bên khách hàng… Tất cả thỏa thuận không phải của A-B, tức là hợp đồng mua bán, hợp đồng hợp tác phát triển, còn lại là những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Tất cả thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. Thực tiễn xét xử của Hội đồng cạnh tranh đã có những vụ việc điển hình trong lĩnh vực bảo hiểm, hàng không…vv
Phóng viên hỏi: Rõ ràng, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những hành vi hiện hữu trên thị trường. Vậy, hậu quả sau những thỏa thuận, những cái bắt tay của các doanh nghiệp là gì, thưa Ông?
Trả lời: Ngay trong chính nhóm DN thỏa thuận với nhau, thường chỉ DN lớn được lợi còn nó cũng hạn chế chính các DN nhỏ trước sự chèn ép.
- Cộng đồng DN nói chung thiệt hại ở chỗ, không cho DN khác tham gia vào thị trường, đặc biệt là DN mới, DN nhỏ
- Người tiêu dùng bị thiệt hại bởi họ không chỉ là thỏa thuận về giá, bảo hành, bảo dưỡng, điều kiện bồi thường…
- Thiệt hại ngân sách Nhà nước
- Thị trường bị bóp méo, cạnh tranh không lành mạnh. Có thể nói, hậu quả sau những thỏa thuận, những cái bắt tay của các doanh nghiệp, thậm chí ngoài lãnh thổ Việt Nam là hiện hữu. Không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, không chỉ làm xấu đi môi trường cạnh tranh lành mạnh mà quan trọng hơn, những thỏa thuận này xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng.
Phóng viên hỏi: Thưa Luật sư Đỗ Trọng Hải, trong bối cạnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế chế cạnh tranh cũng như thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi này hiện nay?
Trả lời: Các thỏa thuận, dàn xếp, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là điều không tránh khỏi, là yếu tố tất yếu. Có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuất phát từ tình trạng độc quyền, đôi khi là doanh nghiệp Nhà nước. Ví dụ, xăng dầu..; sản phẩm thuốc biệt dược;
- Thỏa thuận bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, ảnh hưởng đến thị trường VN
- Có những dàn xếp, thỏa thuận tùy thuộc vào thời điểm khác nhau mà giá trị thực bị nâng lên rất nhiều, đã xuất hiện trên thị trường.
- Hiện nay pháp luật cạnh tranh Việt Nam chưa quy định rõ ràng về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các quy định hiện hành chỉ đề cập đến các hình thức biểu hiện bên ngoài, chưa tiếp cận được bản chất phản cạnh tranh của hành vi. Chẳng hạn như, thỏa thuận ấn định mức giá sàn, giá trần; thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá hoặc thỏa thuận duy trì giá bán lại cho bên thứ ba... là những thỏa thuận có bản chất hạn chế cạnh tranh nhưng chưa được quy định.
Phóng viên hỏi: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi. Vậy, trên cơ sở quy định mới của Dự thảo Luật, theo Luật sư, đâu là nội dung đáng chú ý?
Trả lời: Dự thảo đã làm rõ hơn trong Luật Cạnh tranh về thị trường liên quan, điều đó làm cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hiểu rõ hơn, áp dụng đúng. Thực tế, nhiều DN không hiểu thị trường liên quan là gì. Ví dụ, trong ngành sữa.
- Dự thảo, làm rõ hơn và them một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Ví dụ, bổ sung hành vi thỏa thuận không giao dịch, thị trường tiêu thị, nguồn cung cấp hang hóa… điều đó thể hiện sự tích cực, làm giảm hành vi phản cạnh tranh.
- Dự thảo đang xem xét về việc loại bỏ tỷ lệ 30% trong việc hạn chế cạnh tranh, tổ chức chiếm lĩnh thị trường, trao quyền đó cho CQNN có thẩm quyền..Theo tôi thì không đồng ý với cách tiếp cận này. Bởi lẽ, trong bối cảnh thực thi đang là điểm yếu, rất dễ dẫn đến việc lạm quyền, khó kiểm soát.