Tiêu đề: Phân tích những nguyên nhân mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó hấp thụ được các chính sách hỗ trợ dành cho khối doanh nghiệp này

02/11/2017

Theo số khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta về sự hấp thụ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, kết quả cho thấy 55% DNNVV gặp trở ngại do thủ tục vay khi tiếp cận các chương trình hỗ trợ tín dụng; 50% gặp trở ngại do yêu cầu thế chấp, thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như các khoản thu, hàng trong kho…; 80% DNNVV cho biết tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp. Vì sao lại như vậy? Và sắp tới khi Luật hỗ trợ doanh nghiệp NVV có hiệu lực thì liệu tình trạng này có xảy ra???

Câu hỏi 1: Vâng thưa Ông, có rất nhiều chính sách hỗ trợ đến các doanh nghiệp Nhỏ và vừa từ nhiều năm nay, nhưng vì sao theo khảo sát thì khối doanh nghiệp này vẫn không thấp thụ được các chính sách này thưa Ông?
Trả lời:DNNVV không nhận được những hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước thì có nhiều lý do lắm. Một là những chính sách, quy định của chúng ta tản mạn, sử dụng phân tán nguồn lực, nhiều Bộ Ngành thực thi nhiệm vụ đó và không có sự phối hợp với nhau. Đó là đặc điểm thứ 1 làm cho DN khó tiếp cận chính sách. Bởi vì một doanh nghiệp không chỉ cần hỗ trợ vốn, mà trong môi trường hiện đại cần phải hỗ trợ nguồn lực, hỗ trợ vốn, hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ về cải cách hành chính... thì mới tạo nên một môi trường tốt, một doanh nghiệp tốt.  Đặc điểm thứ 2 là khi có chính sách rồi thì lại triển khai chậm, ví dụ có chính sách 2,3 năm mới triển khai. Ví dụ như quy hoạch công nghệ cao 2020 rất chậm, rồi ngay quỹ phát triển doanh nghiệp NVV rất chậm. Thứ 3 chính sách hỗ trợ của chúng ta rất chung chung, và cái quan trọng nhất đó là chính sách thực thi của chúng ta rất yếu.
 
Câu hỏi 2: Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội khóa 12 thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Theo Ông thì đến thời điểm đó, liệu các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ hấp thụ được những hỗ trợ quy định trong Luật như thế nào?
Trả lời: Luật hỗ trợ DNNVV đã mở ra một con đường. Nhưng vì mở đó có nhiều nội dung mới mở một hướng đi thôi, cần có chính sách cụ thể hơn ở dưới Luật để ban hành. Đứng về mặt pháp lý mà nói bắt đầu bằng những điểm mới như vậy thì tôi cho rằng có nhiều kỳ vọng. Mở một hướng đi về tín dụng, yêu cầu các Ngân hàng phải cho doanh nghiệp vay nhiều hơn, tổ chức ra nhiều quỹ hơn , mở một hướng đi huy động ngoài nguồn lực của Nhà nước, tức là huy động trong dân. Đây là mở ra một hướng đi,, nhưng làm thế nào để huy động nguồn lực ở trong dân  để giúp cho sản xuất thì đó là tương lai. Nên tôi không lo lắng về Luật và chính sách , mà tôi lo về sau này các ngành tổ chức với nhau như thế nào để triển khai theo hướng mà Luật đã mở ra, đã đột phá ra.
Câu hỏi 3: Vậy theo Ông ngoài những hỗ trợ quy định trong Luật, các DNNVV để phát triển bền vững cần có những giải pháp gì từ bản thân mỗi doanh nghiệp?
Trả lời: Một là kinh doanh bây giờ phải đổi mới sáng tạo để đẩy mạnh giá trị gia tăng sản phẩm. Thứ 2 phải quan tâm đến áp dụng khoa học công nghệ trong mọi hoạt động của mình, từ quản lý, làm thị trường cho đến giới thiệu sản phẩm. Thứ 3 là phải quan tâm đến thông tin . Và điều cực kỳ quan trọng đối với DNNVV  là phải coi và biết chân trọng mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau là nội dung quan trọng để tự bảo vệ mình và tăng tính quy mô. Như chúng ta biết, nhỏ mà có liên kết tốt, chúng ta sẽ có một quy mô tốt, có sức cạnh tranh. Và bằng mọi cách phải tham gia vào một chuỗi giá trị gia tăng nào đó để chỉ có như vậy mới tồn tại được lâu dài.