• Lưu ý khuyến nghị cho doanh nghiệp khi soạn thảo, giao kết hợp đồng đặt cọc, nhất là trong lĩnh vực bất động sản

    Đặt cọc là thỏa thuận của các bên xác lập việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cho một hợp đồng sẽ thực hiện. Việc đặt cọc có thể giao kết riêng thành một hợp đồng đặt cọc độc lập, hoặc các bên có quyền thỏa thuận ghi nhận điều khoản đặt cọc vào hợp đồng đã ký kết. Việc lập hợp đồng đặt cọc giúp các bên có điều kiện thỏa thuận chi tiết hơn, rõ ràng hơn về đặt cọc và các nghĩa vụ phát sinh xoay quanh khoản tiền đặt cọc. Vậy, khi hợp đồng chính bị vô hiệu thì hiệu lực của hợp đồng đặt cọc sẽ như thế nào? Đâu là lưu ý cho các bên khi ký kết hợp đồng đặt cọc, nhất là đối với hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

  • Hậu quả pháp lý khi hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vô hiệu và lưu ý, đề xuất giải pháp khắc phục

    Mặc dù pháp luật đã quy định rõ về điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, thế nhưng, trên thực tế, không ít hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã bị vô hiệu bởi nhiều lý do khác nhau, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là đối với bên nhận thế chấp. Vậy, hậu quả pháp lý khi hợp đồng thế chấp quyền sử dung đất bị vô hiệu là gì? Đâu là giải pháp hữu hiệu để khắc để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tính pháp lý của tài sản thế chấp cũng như tránh rủi ro, thiệt hại khi hợp đồng thế chấp bị vô hiệu

  • Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và lưu ý đối với các bên trong việc xác định tính pháp lý của tài sản thế chấp

    Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại rất nhiều giao dịch dân sự không đảm bảo về điều kiện có hiệu lực theo quy định, dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Vậy, nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp và yêu cầu tuyên hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vô hiệu là gì? Đâu là lưu ý cho các bên trong việc xác định tính pháp lý của tài sản thế chấp và hiệu lực của hợp đồng thế chấp để tránh những rủi ro và tranh chấp không đáng có

  • Phân tích, nhận diện rủi ro khi giao kết hợp đồng thế chấp trong trường hợp bên mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất

    Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là một giao dịch khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh không ít tranh chấp liên quan đến việc xác định hiệu lực của hợp đồng, đặc biệt là trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán. Thực tế cho thấy, các bên, nhất là bên nhận thế chấp gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tính pháp lý của tài sản thế chấp. Vậy, khó khăn, vướng mắc đó là gì

  • Phân tích tình huống vụ việc, xác định quyền sở hữu tầng hầm đỗ xe nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư

    Công ty S là chủ đầu tư dự án Tòa nhà hỗn hợp H. Theo hồ sơ pháp lý dự án, Tòa nhà gồm 34 tầng nổi và 02 tầng hầm. Trong đó, khu vực 2 tầng hầm và các tầng thương mại dịch vụ của tòa nhà thuộc quyền sở hữu riêng của công ty, được đưa vào danh mục bất động sản đầu tư để trích khấu hao theo quy định, chi phí xây dựng khu tầng hầm và khu dịch vụ thương mại được tính riêng không phân bổ vào giá bán khu căn hộ của tòa nhà. Sau khi đi vào hoạt động, công ty S đã thuê một đơn vị chuyên nghiệp quản lý, vận hành tòa nhà. Tuy nhiên, sau này, Ban quản trị tòa nhà đã ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với đơn vị mới là công ty G nhưng không tuân theo quy định. Báo cáo tài chính của công ty S đều không nhắc đến diện tích để xe của 2 tầng hầm. Vậy, diện tích chỗ để xe của hai tầng hầm này có thuộc quyền sở hữu riêng của chủ đầu tư là công ty S không

  • Thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là một trong ba hành vi hạn chế cạnh tranh gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, các hành vi vi phạm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ngày càng đa dạng, phức tạp, nhất là việc ấn định giá hàng hóa, dịch vụ, khiến cho việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó khăn, thách thức hơn. Vậy, thực trạng này đang diễn ra như thế nào

  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trên thị trường hiện nay và lý giải nguyên nhân

    Về thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trên thị trường thời gian qua. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật cũng như thực thi pháp luật cạnh tranh, gây khó cho việc phát hiện, xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Vậy, hạn chế, bất cập đó là gì

  • Hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật cạnh tranh

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới các hình thức khác nhau gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hành vi vi phạm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo xu hướng ngày càng tinh vi và khó phát hiện, việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Vậy, thực trạng này phản ánh điều gì? Mức độ tuân thủ pháp luật cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay như thế nào

  • Quảng cáo so sánh và những lưu ý cho doanh nghiệp

    Ngày nay, hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội là nhu cầu có tính tất yếu và thường xuyên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quảng cáo như thế nào để không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cùng sản phẩm, dịch vụ là nội dung mà pháp luật can thiệp, trong đó có hành vi quảng cáo so sánh. Vậy quảng cáo so sánh là gì và doanh nghiệp cần lưu như thế nào khi thực hiện các nội dung quảng cáo để không bị coi là quảng cáo so sánh

  • Giải đáp tình huống liên quan đến việc xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản

    Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” nhận được yêu cầu tư vấn từ một doanh nghiệp với nội dung như sau: Ngày 15/4/2019, bà H ký Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tỉnh M cho ông A với giá 44,9 tỷ đồng. Theo đó, ông A đã đặt cọc cho bà H 1,5 tỷ đồng và hẹn đến ngày 23/4/2019, Ông sẽ thanh toán tiếp cho Bà H 1,5 tỷ đồng. Sau khi đặt cọc, ông A tìm hiểu, biết được trong quá trình sử dụng, bà H đã tự ý sửa chữa, cơi nới nhà sai giấy phép, bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính nhưng bà H chưa chấp hành quyết định này. Ngày 14/5/2019, bà H đã thông qua Công ty V bán nhà đất cho ông P với giá 46 tỷ. Ngày 15/5/2019, ông A gửi thông báo yêu cầu bà H có mặt tại Phòng công chứng để hoàn tất thủ tục công chứng, nhưng bà H không đến. Bà H cho rằng, do ông A vi phạm thỏa thuận, không thanh toán 1,5 tỷ đồng vào ngày 23/4/2019 mà không có lý do chính đáng, vì vậy, Bà H không chấp nhận yêu cầu bồi thường phạt cọc của ông A. Vậy, lập luận của bà H có cơ sở pháp lý không

  • Quan điểm về việc áp dụng pháp luật, trong đó có việc xác định lỗi khi vi phạm hợp đồng đặt cọc và lưu ý cho các bên

    Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự dân sự, nhất là phổ biến trong hoạt động mua bán bất động sản. Các vụ việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Trên thực tế, việc áp dụng pháp luật để giải quyết các loại tranh chấp hợp đồng đặt cọc, trong đó có việc xác định lỗi khi vi phạm hợp đồng đặt cọc cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Vậy, lưu ý nào cho các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng đặt cọc để tránh những rủi ro và tranh chấp không đáng có

  • Khái niệm và ý nghĩa của mô hình kinh doanh nhượng quyền

    Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ của các thương nhân thông qua yiệc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Hoạt động này đã phát triển tại Việt Nam trong 5-6 năm trở lại đây. Vậy thực chất nhượng quyền thương mại được hiểu cụ thể như thế nào

  • Biện pháp hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp khi tham gia nhượng quyền thương mại

    Dù được coi là một mô hình kinh doanh an toàn và hiệu quả, nhưng nhượng quyền thương mại vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Đặc biệt là khi các bên không có sự hiểu rõ về năng lực của đối tác, không đánh giá được chính xác uy tín của thương hiệu mà mình muốn nhận quyền hoặc thiếu kiên thức về thị trường về nhu cầu từ người tiêu dùng

  • Khung pháp lý quy định và quản lý hoạt động tư vấn dịch vụ pháp lý

    Đối với mỗi doanh nghiệp dù mới thành lập hay hoạt đồng lâu năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý luôn là cần thiết. Bời một dịch vụ tư vấn pháp lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, ngăn ngừa các rủi ro pháp lý. Và đây chính là yếu tố để duy trì sự ổn định, thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên hoạt động tư vấn dịch vụ pháp lý hiện cũng đang được điều chỉnh trong những khuôn khổ pháp luật nhất định. Việc tìm hiểu và áp dụng đúng những quy định này sẽ giúp các bên tham gia hợp đồng dịch vụ pháp lý tránh được các tranh chấp

  • Giải pháp giúp doanh nghiệp hạn chế được những tranh chấp liên quan đến môi trường

    Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng như đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm khi các doanh nghiệp vi phạm công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo đúng cam kết từ các hiệp định tự do sẽ là giải pháp then chốt giúp Việt Nam tránh được các tranh chấp liên quan tới môi trường.. Tuy nhiên để những cam kết này được tuân thủ nghiêm ngặt cũng cần có sự hỗ trợ vào cuộc từ phía nhà nước và cơ quan chức năng