Alternate Text
Tình huống trao đổi: Bà T quốc tịch Việt Nam (Nguyên đơn) ký hợp đồng mua bán cát với Công ty Singapore (Bị đơn). Nguyên đơn đã chỉ định 03 nhà cung cấp cát cho Bị đơn. Từ quan hệ này, Hội đồng Trọng tài xác định Bị đơn phải thanh toán cho Nguyên đơn một khoản tiền và Nguyên đơn có nghĩa vụ hoàn trả cho Bị đơn một khoản tiền khác. Theo Hội đồng Trọng tài, hai khoản tiền này được bù trừ cho nhau.
Alternate Text
Tình huống trao đổi: Công ty nước ngoài (Nguyên đơn) và Công ty Việt Nam (Bị đơn) ký kết hợp đồng đăng ký và mua cổ phần. Trong hợp đồng, các Bên thỏa thuận Bị đơn phải cung cấp một số thông tin cho Nguyên đơn. Nguyên đơn cho rằng Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin nhưng Hội đồng Trọng tài xác định Bị đơn đã thực hiện nghĩa vụ này.
Alternate Text
Tình huống trao đổi: Công ty Trung Quốc (Nguyên đơn) ký hợp đồng với Công ty Việt Nam (Bị đơn) để cung cấp thiết bị và lắp đặt hướng dẫn vận hành. Bị đơn cho rằng Nguyên đơn chậm tiến độ và phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài không buộc Nguyên đơn chịu trách nhiệm mặc dù xác định có việc chậm tiến độ.
Alternate Text
Tình huống trao đổi: Trên cơ sở các giao dịch được xác lập giữa Công ty B (Nguyên đơn) và Công ty L (Bị đơn), Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn là 1.545.266.060 VND. Bị đơn cho rằng đã thanh toán cho Nguyên đơn bằng cách cấn trừ tiền và để chứng minh cho việc Bị đơn đã đưa ra một số Hóa đơn giá trị gia tăng nhưng không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận.
Alternate Text
Tình huống trao đổi: Hợp đồng được xác lập hợp pháp giữa các bên thường có điều khoản về thực hiện kèm theo điều kiện. Trong vụ việc được bình luận, hợp đồng có nội dung “các khoản thanh toán sau phải được trả cho Bên B hàng quý và Bên A đồng ý trả khoản tiền đó trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn thanh toán và sau khi hai Bên đã ký nghiệm thu và chấp nhận tất cả các dịch vụ đã được thực hiện cho quý đó”. Thực tế, Bên B (Nguyên đơn) đã làm công việc của mình nhưng người đại diện theo pháp luật của Bên A (Bị đơn) không ký nghiệm thu nên điều kiện thanh toán chưa hội đủ. Trước hoàn cảnh này, Hội đồng Trọng tài đã áp dụng quy định về Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện để buộc Bị đơn thanh toán.
Alternate Text
Việc quản lý, xây dựng lại, cải tạo chung cư cũ thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra “nút thắt” khiến việc cải tạo chung cư cũ do những bất cập của Luật Nhà ở 2014 và các quy định liên quan. Cơ sở pháp lý có liên quan và được sử dụng trong bài viết: - Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; - Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; - Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013; - Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; - Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014; - Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; - Nghị định 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Alternate Text
Xu hướng giải quyết tranh chấp bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phương thức Tòa án ngày càng phát triển và phổ biến trên thế giới. Với ưu điểm về tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian và bảo mật cao, trọng tài thương mại đang là một trong những phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn. Tại Việt Nam, pháp luật điều chỉnh về trọng tài thương mại – những cơ sở pháp lý cơ bản để thiết lập và phát triển phương thức giải quyết bằng trọng tài, đang từng bước được hoàn thiện, hướng tới xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nội dung tham luận dưới đây góp phần làm rõ thực trạng pháp luật trọng tài hiện nay, trước hết là pháp luật về thực thi phán quyết trọng tài ở Việt Nam.
Alternate Text
Với mục đích tập trung trao đổi nhận diện, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ mới được ban hành vừa qua về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình trong năm 2022-2023; về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Alternate Text
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet, giao dịch thương mại trực tuyến đã trở thành một trào lưu và trong nhiều trường hợp đang dần thay thế hình thức giao dịch mua bán truyền thống, kéo theo đó là các tranh chấp từ hoạt động kinh doanh này cũng phát sinh và gia tăng nhanh chóng. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử với các đặc thù riêng theo cách thức thông thường như tòa án, thương lượng hòa giải, trọng tài và các biện pháp truyền thống không phải lúc nào cũng phù hợp. Trước thực tế đó, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR) ra đời và đang ngày càng phổ biến, thể hiện những ưu điểm vượt trội của mình về thủ tục, sự thuận tiện cho các bên tham gia tố tụng như: tính tự nguyện, linh hoạt trong quy trình giải quyết, tiết kiệm thời gian và chi phí, đề cao sự tự quyết của các bên...
Alternate Text
Thời gian gần đây, hệ thống pháp luật về kinh doanh của nước ta dần được hoàn thiện và có những bước tiến đáng kể trong tư duy quản lý và cách thức thiết kế chính sách. Những đạo luật quan trọng tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, từ bắt đầu cho đến khi đưa hoạt động đầu tư, kinh doanh vào thực tế, nhà đầu tư phải trải qua rất nhiều giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn là các điều kiện và thủ tục hành chính kèm theo. Các điều kiện, thủ tục này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau đặc biệt là Luật Đất đai. Trong khi đó, thủ tục, điều kiện quy định tại một số văn bản pháp luật lại không thống nhất, chồng chéo với nhau, nhiều khi khiến nhà đầu tư không biết nên thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau hay có phải thực hiện thủ tục đó không? Sự thiếu nhất quán của các văn bản pháp luật khiến cho quy trình triển khai dự án bị kéo dài, thậm chí là đình trệ, không thể triển khai, gia tăng chi phí về thời gian, tiền bạc và rủi ro đối với doanh nghiệp, khiến môi trường kinh doanh trở nên kém thuận lợi. Theo báo cáo của VCCI khảo sát 333 các doanh nghiệp thì những bất cập trong Luật đất, luật đầu tư và các văn bản dưới luật ảnh hưởng đến một trong những giai đoạn quan trọng nhất khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư dự án đó chính là giai đoạn giao đất hoặc cho thuê đất: