Pháp luật hợp đồng là một lĩnh vực rộng và phức tạp, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015 và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Trong phạm vị của tham luận, tác giả tập trung phân tích một số quy định pháp luật về hợp đồng, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật về hợp đồng và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra một số lưu ý cho các doanh nghiệp trong quá trình giao kết, thực hiện các hợp đồng và giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của mô hình kinh tế đã đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp, chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Australia, liên hệ với Việt Nam và đề xuất, kiến nghị phù hợp là rất cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Về chính sách bảo vệ quyền lợi (BVQL) người tiêu dùng ở Australia có một số nội dung cần quan tâm như sau:
Chính sách pháp luật về quản lý giá, trong đó, Nhà nước định giá các loại hàng hóa, dịch vụ là biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định các loại hàng hóa, dịch vụ chịu cơ chế quản lý giá này phải hết sức thận trọng, tránh việc xác định không chính xác các loại hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt tránh việc lạm dụng bổ sung thêm hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục, từ đó làm “méo mó” thị trường.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Sau đây xin giới thiệu hệ thống thuế và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Australia và liên hệ với Việt Nam:
Với việc khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội là ”Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”, quản lý giá trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không thể thoát ly mà phải tuân thủ và phục vụ việc thực hiện mô hình kinh tế tổng quát nêu trên. Trong cơ chế kinh tế thị trường ấy đòi hỏi Nhà nước định hướng phát triển bằng chiến lược, quy hoạch kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường, chỉ can thiệp vào thị trường bằng những biện pháp hành chính trong những trường hợp cần thiết và trong những điều kiện đặc biệt như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa…. Thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật, tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương. Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế chính sách và các công cụ kinh tế; đồng thời sử dụng kịp thời, có hiệu quả một số biện pháp cần thiết khi thị trường hoạt động không có hiệu quả hoặc thị trường khu vực và thế giới có biến động lớn. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên cơ sở phù hợp với yêu cầu và sự vận động kinh tế khách quan của giá cả đối với hầu hết các hệ thống giá: nông, lâm, thủy sản; hàng tiêu dùng, dịch vụ; hàng tư liệu sản xuất, vật liệu xây dựng… Từ đó để tạo ra cơ chế làm cho giá cả phát huy được những tác dụng tích cực của nó đối với nền kinh tế như: Điều tiết, kích thích sản xuất phát triển; đổi mới công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; đổi mới quản lý, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm; phân bổ và sử dụng đạt hiệu quả tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Để tham khảo kinh nghiệm một số nước, trong đó có cơ chế, chính sách về quản lý, điều hành giá tại Tây Ban Nha và Hy Lạp và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Cụ thể như sau:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại. Một số quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội như sau:
Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người. Đối với mỗi gia đình, nhà ở là tài sản có giá trị rất lớn. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp thì việc tự tạo lập nhà ở tương đối khang trang, chắc chắn là vấn đề khó khăn đối với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Do vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở đảm bảo thích ứng, an toàn với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây: (i) Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định; (ii) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh; (iii) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán. Khoản 2 Điều 30 Luật này giao: “Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều này”.
Cả nước có khoảng hơn 4.500 tòa nhà chung cư tại các đô thị, tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chưa kể các tòa nhà (block) với hàng trăm ngàn căn hộ nhà chung cư, trong đó nhiều khu nhà chung cư xây dựng trước 1975. Nguồn cung căn hộ chung cư cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung nhà ở tại 2 thành phố này. Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nhiều ý kiến trao đổi về các phương án “thời hạn sở hữu nhà chung cư” đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các chuyên gia pháp lý, luật sư, luật gia và rất nhiều người dân về vấn đề có nên quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư hay không. Bởi lẽ nhà ở, căn hộ chung cư là tài sản có giá trị rất lớn đối với người dân mà chủ nhà muốn để lại cho con cháu thừa kế và sâu xa hơn là nhằm khuyến khích người dân lựa chọn sống trong nhà chung cư và để cho các chủ sở hữu nhà chung cư yên tâm, không làm phát sinh “tâm lý bất an” trong xã hội. Để làm rõ về vấn đề này, Luật gia, TS. Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp) - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC) đã trao đổi một số nội dung về vấn đề này: