Các chính sách mới về năng lượng tái tạo sẽ tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng xanh trong KCN, tuy nhiên triển khai các chính sách còn thiếu hiệu quả trong thực tiễn.
Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thông qua việc điều chỉnh, bổ sung các quy định quan trọng về thuế suất, đối tượng chịu thuế, cơ chế khấu trừ và hoàn thuế. Luật không chỉ kế thừa những nội dung của pháp luật hiện hành mà còn có nhiều điểm mới tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đang có những thay đổi mạnh mẽ.
Tại hội thảo "Bức tranh kinh tế Việt Nam 2025 và những chính sách kinh tế cần quan tâm" sáng 25/3, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp là một trong các nội dung đang được thảo luận trong Nghị quyết sắp ra đời của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân.
Trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh cải cách và hội nhập quốc tế, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần một chiến lược toàn diện để gỡ những "chốt hãm" đang cản trở. Trong cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, GS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) đã chia sẻ góc nhìn về những rào cản, cơ hội và hướng đi giúp kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển đất nước.
Tình tiết sự kiện: Công ty Hồng Kông, Trung Quốc (Nguyên đơn) lập giấy ủy quyền để cho cá nhân là Luật sư Q thuộc Văn phòng luật sư L (Người đại diện) tiến hành giao dịch với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Thực tế, một thỏa thuận đã được xác lập giữa Nguyên đơn và Bị đơn thông qua người đại diện. Theo Hội đồng Trọng tài, chủ thể đại diện cho Nguyên đơn là cá nhân Luật sư Q, chứ không phải là Văn phòng luật sư L.
Tình tiết sự kiện: Công ty P (Nguyên đơn – Bên bán) và Công ty H (Bị đơn – Bên mua) có tranh chấp về hợp đồng mua bán thép xây dựng do chi nhánh của Bị đơn xác lập. Theo Hội đồng Trọng tài, hợp đồng này ràng buộc Bị đơn.
Tình tiết sự kiện: Tồn tại một hợp đồng mua bán được xác lập năm 2009 giữa Công ty Đài Loan, Trung Quốc (Nguyên đơn – Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn – Bên mua). Về phía Bị đơn, hợp đồng có nêu người đại diện là ông D. Khi có tranh chấp, Bị đơn cho rằng “các thông tin mà Nguyên đơn nại ra về tư cách đại diện của ông D là không chính xác” để phủ nhận hợp đồng. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng vẫn ràng buộc Bị đơn.
Tình huống: Công ty Việt Nam (Nguyên đơn - Bên bán) ký hợp đồng mua bán với Công ty Mỹ (Bị đơn - Bên mua). Trong quá trình thực hiện, các Bên có thư từ trao đổi liên quan đến một khoản tiền phải thực hiện trong hợp đồng. Khi có tranh chấp, trên cơ sở quy định về đề nghị, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, Hội đồng Trọng tài xác định các bên chưa đạt được thỏa thuận về nội dung trong thư được trao đổi.
Tình huống trao đổi: Nguyên đơn và Bị đơn đã ký hợp đồng thi công theo đó Bị đơn đã đồng ý giao thầu và Nguyên đơn đã đồng ý nhận thầu thi công các tầng ngầm của một công trình. Khi thực hiện hợp đồng, giám đốc tài chính của Bị đơn đã ký Chứng chỉ thanh toán và Hội đồng Trọng tài xác định Chứng chỉ này có giá trị pháp lý.