Ngày 08/11/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo tổ chức 02 cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì. Thông tin về hai cuộc họp trên đây đã tác động rất tích cực làm tăng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các nhà đầu tư, đã thể hiện trên số lượng truy cập chủ đề này của các trang báo điện tử, mạng xã hội tăng vọt lên đến hàng trăm nghìn lượt ngay từ chiều ngày 07/11/2022 đến nay và cũng đã tác động rất tích cực đến thị trường chứng khoán với điểm nhấn là cuối phiên ngày 08/11/2022 đã chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm điểm và quay đầu tăng nhẹ 6,46 điểm % đến cuối phiên sáng 09/11/2022 sắc xanh tiếp tục đà tăng nhẹ 8,97 điểm % tạo tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư.
Kỳ họp Quốc hội tháng 11/2022, Quốc hội đang thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đây là dự án Luật được nhiều có tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Thông qua việc phân bổ, sử dụng đất đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống hàng triệu hộ nông dân, thông qua chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.
Kỳ họp Quốc hội tháng 11/2022, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân, nhất là các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phiên trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội (ngày 04/11/2022) đã dự báo thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn do việc xây dựng dự án bất động sản tại hầu hết địa phương đều khó khăn dẫn đến nguồn cung nhà ở sụt giảm, nguồn cung quá thiếu và quá thừa so với nhu cầu. Cơ cấu sản phẩm nhà ở bất hợp lý, số nhà ở thương mại có giá phù hợp với đa số người dân còn thiếu, nhà ở xã hội, nhà công nhân cũng thiếu, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp, trung bình “còn thiếu trầm trọng”. Giá nhà cao hơn nhiều so với thu nhập của người dân. Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào bất động sản chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro. Cơ cấu nguồn vốn bất động sản còn hạn chế. Nguồn cung vốn trung và dài hạn cũng chưa có. Trong Quý III/2022, người mua nhà gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở phù hợp với nhu cầu. Vẫn còn tình trạng đầu cơ, găm hàng bất động sản. Thị trường bất động sản còn thiếu công khai, minh bạch do hệ thống thông tin chưa được cập nhật đầy đủ. Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp thì thị trường bất động sản sẽ dần cải thiện, ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và đặt ra mục tiêu đến năm 2025 thực hiện được 570.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Alternate Text
Công ty Cổ phần phát triển Thủy Long (tỉnh Thái Bình) có Đơn tố cáo Ông Lưu Toàn Nghĩa, Thẩm phán Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Thái Bình việc ban hành Bản án số 18/2022/HC-ST trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty. Ngày 10/10/2022, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao đã có Văn bản yêu cầu Viện KSND tỉnh Thái Bình kiểm sát theo thẩm quyền, nếu có dấu hiệu chuyển Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao để xử lý theo quy định của pháp luật... Liên quan đến tội phạm này qua trao đổi với Luật sư Trần Minh Dũng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) bình luận về tội này như sau:
Alternate Text
Để giúp doanh nghiệp hiểu và áp dụng đúng pháp luật, Công ty Cổ phần phát triển Thủy Long đề nghị Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu và có ý kiến pháp lý nội dung như sau: Trong quá trình điều hành sản xuất, kinh doanh, Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc họp, Đại hội cổ đông, tuy nhiên, trong quá trình phát hành văn bản, cán bộ hành chính công ty vẫn có những thay đổi, xử lý kỹ thuật, thay trang trước khi phát hành dẫn đến có ý kiến phản ánh về tài liệu chính thống của Công ty, cụ thể là trường hợp Biên bản họp cổ đông số 13/2014/BB-HCĐ ngày 09/11/2014 của Công ty Cổ phần phát triển Thủy Long. Việc thay trang (nếu có) cũng không phải là việc làm có ý thay nội dung và chỉ xử lý kỹ thuật và thường xuyên thực hiện trong soạn thảo và in ấn văn bản của doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhân viên hành chính doanh nghiệp trước khi phát hành phải kiểm tra lại và thay các trang văn bản lỗi nếu có. Vậy việc thay trang (nếu có) có hoàn toàn có đồng nghĩa với “làm giả” theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 hay không khi ý kiến giám định chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền (Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh đã có Kết luận giám định số 12/KL–PC54 ngày 09/06/2016) cũng chỉ nêu nội dung kết luận giám định: biên bản có 04 trang, trang 1,2,3 phông chữ khác trang 4, các vết dập ghim không trùng nhau, kết luận biên bản bị thay trang không kết luận hồ sơ giả mạo (Biên bản cuộc họp trên có 4 trang và tại trang thứ 4 vẫn có đủ nội dung kết luận cần thiết và chữ ký của các cổ đông, các trang 1,2 và 3 không có chữ ký). Việc này Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cũng đã có Công văn số 1184 CV- ĐKDN ngày 20/06/2016 gửi Cục Quản lý doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để xác định có đăng ký doanh nghiệp hay không trong trường hợp trên khi cơ quan thẩm định đã kết luận như trên là có “thay trang” và ngày 22/06/2016, Cục Quản lý doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đã có Công văn số 141/ĐKKD-GĐ có ý kiến như sau: “Trường hợp cơ quan công an không kết luận nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo thì chưa đủ căn cứ thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP”. Với những thông tin và dữ liệu như trên, cùng với việc cơ quan chuyên môn đã có ý kiến là biên bản bị thay trang có được suy ra kết luận là hồ sơ giả mạo hay không? Việc này rất cần cách hiểu pháp lý thống nhất giúp cho doanh nghiệp tránh được các mâu thuẫn, tranh chấp pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần phát triển Thủy Long xin chân thành cảm ơn sự phối hợp của Quý đơn vị.
Alternate Text
Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu này đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công như y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo... Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, hàng năm các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động. Mặc dù có vai trò và đóng góp rất to lớn trong nền kinh tế nhưng phần lớn các SME vẫn còn yếu kiến thức quản lý, thông tin thị trường, khó tham gia các chuỗi giá trị… Trong bối cảnh kinh doanh trong nước và quốc tế thường xuyên có sự biến động, pháp luật kinh doanh có nhiều điểm mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin vì vậy nhu cầu hỗ trợ nhất là hỗ trợ về pháp lý là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Pháp lý luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình khởi sự kinh doanh và hoạt động của mọi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu không có nền tảng pháp lý vững chắc. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận pháp lý, hạn chế rủi ro pháp lý, ngày 28 tháng 5 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Sau đó, để đáp ứng yêu cầu của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong tình hình mới, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), ngày 12 tháng 6 năm 2017, Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP). Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hướng đến mục tiêu tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế triển khai tại địa phương thời gian qua cho thấy công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và hỗ trợ pháp lý cho DNNVV nói riêng đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, đồng thời cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục hoàn thiện. Chính vì vậy, việc đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trong phạm vi tham luận này, xin trao doi một số thông tin về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và đưa ra một số đề xuất liên quan đến việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới gắn với Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội), khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 21/12/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, BHYT giai đoạn 2012-2020, ngày 20/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 (trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018) đã có nhiều thay đổi, trong đó có sự thay đổi về chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia nhằm (i) hạn chế việc người tham gia bảo hiểm xã hội cả bắt buộc và tự nguyện rời bỏ hệ thống để duy trì độ bao phủ của bảo hiểm xã hội và (ii) bảo toàn những khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để tích lũy thời gian đóng trong quá trình làm việc để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng khi về già.
Ngày 29 tháng 12 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 56). Tuy nhiên, thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận nghỉ việc để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập.