Alternate Text
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet, giao dịch thương mại trực tuyến đã trở thành một trào lưu và trong nhiều trường hợp đang dần thay thế hình thức giao dịch mua bán truyền thống, kéo theo đó là các tranh chấp từ hoạt động kinh doanh này cũng phát sinh và gia tăng nhanh chóng. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử với các đặc thù riêng theo cách thức thông thường như tòa án, thương lượng hòa giải, trọng tài và các biện pháp truyền thống không phải lúc nào cũng phù hợp. Trước thực tế đó, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR) ra đời và đang ngày càng phổ biến, thể hiện những ưu điểm vượt trội của mình về thủ tục, sự thuận tiện cho các bên tham gia tố tụng như: tính tự nguyện, linh hoạt trong quy trình giải quyết, tiết kiệm thời gian và chi phí, đề cao sự tự quyết của các bên...
Alternate Text
Thời gian gần đây, hệ thống pháp luật về kinh doanh của nước ta dần được hoàn thiện và có những bước tiến đáng kể trong tư duy quản lý và cách thức thiết kế chính sách. Những đạo luật quan trọng tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, từ bắt đầu cho đến khi đưa hoạt động đầu tư, kinh doanh vào thực tế, nhà đầu tư phải trải qua rất nhiều giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn là các điều kiện và thủ tục hành chính kèm theo. Các điều kiện, thủ tục này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau đặc biệt là Luật Đất đai. Trong khi đó, thủ tục, điều kiện quy định tại một số văn bản pháp luật lại không thống nhất, chồng chéo với nhau, nhiều khi khiến nhà đầu tư không biết nên thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau hay có phải thực hiện thủ tục đó không? Sự thiếu nhất quán của các văn bản pháp luật khiến cho quy trình triển khai dự án bị kéo dài, thậm chí là đình trệ, không thể triển khai, gia tăng chi phí về thời gian, tiền bạc và rủi ro đối với doanh nghiệp, khiến môi trường kinh doanh trở nên kém thuận lợi. Theo báo cáo của VCCI khảo sát 333 các doanh nghiệp thì những bất cập trong Luật đất, luật đầu tư và các văn bản dưới luật ảnh hưởng đến một trong những giai đoạn quan trọng nhất khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư dự án đó chính là giai đoạn giao đất hoặc cho thuê đất:
Alternate Text
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, do tính chất thường xuyên cũng như những hậu quả gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp và cho cả nền kinh tế. Pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp. Theo đó, hiện có 04 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, bao gồm: thương lượng, hòa giải, tòa án và trọng tài thương mại. Mỗi phương thức có những ưu điểm, hạn chế nhất định, phụ thuộc vào sự lựa chọn của các chủ thể có nhu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đó, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới. Tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay, thì phương thức này cũng đang được các chủ thể lựa chọn để giải quyết tranh chấp bởi những ưu điểm của nó. Hành lang pháp lý cho phương thức hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay khá đầy đủ. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội và ngày càng xuất hiện nhiều tranh chấp thương mại mang tính chất phức tạp thì những quy định về phương thức hòa giải thương mại cần được mở rộng và nâng cấp hơn. Thông qua các quy định của pháp luật Việt Nam hiện này về hòa giải thương mại so với Luật Mẫu Uncitral và mặt khác để phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, nhận thấy cần thiết phải nâng cao hệ thống pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam.
Alternate Text
Luật Trọng tài thương mại, Điều 2 quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại bao gồm: “1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”. Thẩm quyền của trọng tài thương mại cũng được quy định tại: Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 14), Bộ Luật hàng hải (Điều 3, Điều 5, Điều 54, Điều 130, Điều 131, Điều 141, Điều 268, Điều 287, Điều 338, Điều 339), Luật đầu tư 2020 (Điều 14), Luật thương mại - hợp nhất số 03/VBHN-VPQH (Điều 317), Luật xây dựng 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều năm 2020 (Điều 146), Luật Sở hữu trí tuệ - hợp nhất số 07/VBHN-VPQH (Điều 198), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 30, Điều 38, Điều 39)....
Đánh giá thực trạng thị trường và tình hình doanh nghiệp bất động sản Việt Nam 2022 - 2023: Năm 2022, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 50.000 sản phẩm, chỉ bằng hơn 20 % nguồn cung năm 2018 (năm trước khi xảy ra đại dịch Covid - 19); cơ cấu nguồn cung chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn. Số lượng dự án mở bán mới 6 tháng đầu năm không nhiều, chủ yếu là các dự án thuộc phân khúc trung, cao cấp, còn nguồn cung mới phân khúc căn hộ bình dân rất ít . Đặc biệt , theo Bộ Xây dựng, ở thị trường thứ cấp, nguồn cung chung cư tại Hà Nội giảm 7,2 %; TP. Hồ Chí Minh giảm 27,8 %; Đà Nẵng giảm 18,1 %; Bình Dương giảm 27,5 % so với 6 tháng cuối năm 2022. Trong khi đó, nhà ở riêng lẻ, nguồn cung thứ cấp Hà Nội giảm 25,6 %; TP. Hồ Chí Minh giảm 19,8 %; Đà Nẵng giảm 11,3 %; Bình Dương giảm 31,2 %; Khánh Hòa giảm 18,3 % ...
Những năm gần đây, vướng mắc trong việc xây dựng và quản lý chung cư ngày càng tăng. Không khó để thấy những tòa nhà cao tầng bị niêm phong, mọc rêu hoặc những dự án bị người dân biểu tình. Một số vướng mắc thường gặp trong việc xây dựng và hoạt động của các dự án chung cư như: Các tranh chấp, khiếu nại chưa được các chủ thể hòa giải, thương lượng giải quyết theo hướng tích cực dẫn tới tình trạng xảy ra tranh chấp, khiếu nại kéo dài, gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi, nhiều cấp làm mất an ninh trật tự (ANTT) tại tòa nhà chung cư. Một số chủ đầu tư (CĐT), Ban Quản trị (BQT), đơn vị quản lý (ĐVQL) vận hành chưa thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư (NCC). Một số chủ đầu tư NCC chưa bàn giao phần diện tích sử dụng chung của NCC, chưa bàn giao quỹ kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung NCC cho ban quản trị, chậm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích sở hữu riêng khác. Bài viết dưới đây tác giả sẽ đề cập tới một số vướng mắc và đề xuất phương hướng giải quyết.
Luật Trọng tài thương mại được quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 (sau đây viết tắt là Luật TTTM). Trong quá trình thực hiện Luật TTTM tại Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một số khó khăn bất cập, xin được cùng trao đổi như sau: