Theo phản ánh của Bà Nguyễn Thị P tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La thì ngay khi nhận được bản sao (qua bên thứ 3) Thông báo thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La về việc trả lời Đơn đề nghị của ông Nguyễn Văn T tại địa chỉ: tổ 12 phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La khi Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Đại Thắng làm thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La. Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã có Công văn số 1659/VPĐKDĐ-ĐKCGCN ngày 26/12/2022 thông báo tạm ngừng thủ tục thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La theo Đơn đề nghị của ông Nguyễn Văn T. Đáng lưu ý là bà Nguyễn Thị P không hề biết và vay tiền của ông Nguyễn Văn T và Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại do bà Nguyễn Thị S là Chủ tịch HĐTV Công ty cũng không biết về vấn đề này.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân để đất đai là nguồn lực quan trọng trong phát triển đất nước. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật này, ngoài rất nhiều các ý kiến góp ý tác giả đã nghiên cứu, nhiều ý kiến đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện trong dự thảo Luật (dự thảo tháng 8/2023), tác giả xin có thêm một số ý kiến góp ý như sau:
Quy định áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” để xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị sẽ “công thức hóa” việc định giá đất, thẩm định giá đất giúp cho Nhà nước và doanh nghiệp “tiên lượng” được số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án nộp vào ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo tính minh bạch, công bằng, không làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai, khắc phục được tình trạng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hiện nay đang là “ẩn số” dễ tạo ra cơ chế “xin-cho”, tham nhũng, tiêu cực, hoặc tiềm ẩn “rủi ro vướng pháp luật” đối với công chức, viên chức nhà nước trong thực thi công vụ và người liên quan. Quy định áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” đối với thửa đất, khu đất định giá phải có mức giá “dưới 200 tỷ đồng” so với Bảng giá đất chưa sát thực tiễn do đã “bỏ sót” rất nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô lớn mà “thửa đất, khu đất có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất trên 200 tỷ đồng”, thậm chí lên đến “hàng ngàn tỷ đồng” tại các đô thị lớn, nhất là đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, bởi lẽ không có “phương pháp định giá đất” nào phù hợp để áp dụng định giá đất cho các trường hợp này do Điều 4 “Dự thảo Nghị định 44” chỉ quy định 3 “phương pháp định giá đất”, trong đó không thể áp dụng “phương pháp so sánh” hoặc “phương pháp thu nhập” để định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các“thửa đất, khu đất có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất trên 200 tỷ đồng” do điểm d khoản 3 Điều 5 “Dự thảo Nghị định số 44” chỉ cho phép áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” để định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị có mức giá “dưới 200 tỷ đồng”, nên đề nghị áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” đối với tất cả các thửa đất, khu đất định giá, không phân biệt giá trị “dưới” hoặc “trên 200 tỷ đồng” so với Bảng giá đất, như tinh thần của Công văn số 477/UBND-ĐT ngày 17/02/2022, “Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho TP. Hồ Chí Minh xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn Thành phố, trình Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh thông qua, trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất (không phân biệt giá trị theo Bảng giá đất trên 30 tỷ đồng hay dưới 30 tỷ đồng), thay vì phải thực hiện thuê đơn vị tư vấn để xác định giá đất cụ thể theo các phương pháp thẩm định giá”.
Chính sách nhà ở xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho “người yếu thế” trong xã hội để bảo đảm “quyền có chỗ ở” của công dân được Hiến pháp quy định, trong đó có chính sách phát triển nhà lưu trú công nhân để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, lao động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2011-2020, tính đến hết năm 2022, cả nước đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị với khoảng 157.100 căn chỉ đạt 41,7% kế hoạch và đang triển khai thực hiện 418 dự án với khoảng 432.400 căn. Trong đó, nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành 126 dự án với khoảng 62.700 căn hộ và đang triển khai 127 dự án khoảng 160.900 căn hộ; nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp đô thị, đã hoàn thành 181 dự án với khoảng 94.390 căn hộ và đang triển khai 291 dự án với khoảng 271.500 căn hộ. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành đưa vào sử dụng 23 dự án nhà ở xã hội với 18.085 căn trong giai đoạn 2015-2020 đạt 75% kế hoạch và dự kiến triển khai đầu tư xây dựng 25 dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 với tổng số căn hộ là 30.610 căn. Kết quả có 307 dự án với 157.000 căn hộ nhà ở xã hội đã hoàn thành đưa vào sử dụng là số lượng lũy kế từ năm 2011 đến nay, nên chưa cho thấy rõ kết quả phát triển nhà ở xã hội theo từng năm, nhất là trong các năm gần đây. Nhưng theo Báo cáo tổng kết năm 2020, 2021, 2022 của Bộ Xây dựng cũng đã cho thấy công tác phát triển nhà ở xã hội của cả nước tiếp tục sụt giảm mạnh, chỉ hoàn thành 19 dự án nhà ở xã hội đưa vào sử dụng với 4.671 căn. Trong đó năm 2020 chỉ hoàn thành 08 dự án với 1.677 căn, năm 2021 chỉ hoàn thành 05 dự án với 1.694 căn và năm 2022 cũng chỉ hoàn thành được 06 dự án với 1.300 căn. Nhìn chung, kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa đạt kế hoạch đã đề ra, chưa đáp ứng kịp nhu cầu nhà ở rất lớn của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị và người nhập cư. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/04/2023 phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, trong đó đặt ra mục tiêu phát triển 428.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2025 và 572.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2026-2030, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Để đạt được mục tiêu phát triển 428.000 căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2025 thì vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần phải tập trung nỗ lực xây dựng, hoàn thiện chính sách về nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, tạo quỹ đất, tạo nguồn vốn ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội để hỗ trợ cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và huy động thêm nhiều nguồn lực xã hội hoá từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho các Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn thực hiện cam kết đầu tư phát triển khoảng 1,5 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Do vậy, việc hoàn thiện một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là rất quan trọng, trên cơ sở đó, TS, Luật gia Trần Minh Sơn – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có một số trao đổi về vấn đề này như sau:
Ngày 09/11/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xa hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết 27 của Trung ương nhấn mạnh xây dựng hệ thống pháp luật lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Cách tiếp cận xây dựng chính sách, pháp luật vì thế phải lắng nghe doanh nghiệp, cần dám nghĩ, dám làm.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 qua hơn 08 năm thi hành, đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) theo nguyên tắc đóng - hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện Luật BHXH cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập . Xuất phát từ yêu cầu trên, việc Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi Luật BHXH là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, ngày 12/6/2023, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội đồng thẩm định dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, để có thêm thông tin về những vấn đề lớn sửa đổi của Luật ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục triệu người dân và doanh nghiệp, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Luật gia Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp) - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PACC) về vấn đề này.
Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội đã nhức nhối nhiều năm nhưng vẫn chưa có "thuốc đặc trị". Đặc biệt liên quan đến vấn đề doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), hiện có hơn 200 nghìn người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi khi doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc có chủ bỏ trốn. Giải pháp nào để giải quyết quyền lợi cho hàng trăm nghìn lao động này? Biện pháp nào để xử lý dứt điểm tình trạng doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội? Trao đổi về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Luật gia Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp) – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PACC) về kinh nghiệm một số nước về chế tài nhằm giảm tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và bài học gì cho Việt Nam.
Có thể nói, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Tình trạng xâm hại, gây thiệt hại cho người tiêu diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi, nhất là sự gia tăng về quy mô, số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại... Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành đang có hiệu lực thì người tiêu dùng có 08 quyền được bảo vệ như: về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền được cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ, quyền được đòi bồi thường thiệt hại hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn... Tuy nhiên, thực tế, quyền lợi người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nhiều nơi, nhiều lĩnh vực; trong khi việc xử lý các vi phạm còn gặp khó khăn. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất cần thiết. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Luật gia Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp) – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PACC).
Luật Đấu giá tài sản quy định trình tự, thủ tục chung áp dụng đối với tất cả các loại tài sản phải bán theo quy định của pháp luật, tạo ra tính thống nhất, chặt chẽ trong hoạt động đấu giá, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, phân định rõ trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong các giai đoạn đấu giá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu giá tài sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. Kể từ thời điểm Luật Đấu giá tài sản được ban hành đến nay, hoạt động tổ chức đấu giá tài sản ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, số lượng các cuộc đấu giá tài sản công ngày càng tăng, nhiều cuộc đấu giá được tổ chức thành công với giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, nộp ngân sách nhà nước đạt giá trị lớn, qua đó, đóng góp tích cực cho việc quản lý, sử dụng tài sản công; góp phần tạo nguồn lực cho hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các hình thức đấu giá được áp dụng trên cả nước rất phong phú, đa dạng (ngoài hình thức truyền thống là đấu giá trực tiếp bằng lời nói đã bổ sung đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp, đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, đấu giá trực tuyến).
Việc đẩy mạnh giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa.