Việt Nam là một nước theo hệ thống pháp luật thành văn và do vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam được tạo lập bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương. Theo Hiến pháp Việt Nam và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật Việt Nam gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền (ở cấp trung ương và địa phương), trong phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Vừa qua có tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu xe vừa chở hàng, vừa chở người rồi khai báo thành các xe chở chứng từ có giá để lách thuế, tuồn ra thị trường sử dụng như một xe chở người gây thất thu thuế cho nhà nước , gây bất công cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước về các dòng xe này, làm tăng giá hàng sản xuất trong nước, đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ sản xuất trong nước. Để xảy ra tình trạng trên, có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu vẫn là nguyên nhân mâu thuẫn, vướng mắc trong quy định pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt về xe ô tô nói chung và xe ô tô chở tiền nói riêng. Cụ thể các vướng mắc, vướng mắc như sau:
Để văn hóa trở thành nguồn lực cho sự phát triển đất nước, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”. Đây là định hướng quan trọng để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán. Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng của thuế tiêu dùng, tạo ra một tiềm năng rất lớn vê nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Alternate Text
Theo số liệu cho thấy, trong những năm qua, hoạt động cho vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và các nguồn tín dụng khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương và sự nổ lực huy động nguồn lực từ các địa phương. Tính đến nay, tổng nguồn vốn cho vay là 385,396 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm 66,859 tỷ đồng; Nguồn vốn do Ngân sách địa phương bố trí ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm trong nước và cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài là 172,541 tỷ đồng; Nguồn vốn Ngân hàng chính sác xã hội (NHCSXH) huy động là 145,996 tỷ đồng.
Alternate Text
Phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng và an sinh xã hội, “chăm lo các đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước” là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khoá VII) và các Nghị quyết của Đảng trong các nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ta đã đề ra chủ trương về xóa đói giảm nghèo: “... phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo...”.
Alternate Text
Trong thời gian qua, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định: Số lượng lao động đưa đi tăng dần theo hàng năm; chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao; hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp… Trong 4 năm giai đoạn 2016 - 2019, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài liên tục tăng, trung bình tăng 7%/năm (tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2019 đạt 152.530 người bằng 121% năm 2016), trong đó ghi nhận sự tăng nhanh tại thị trường có thu nhập cao, ổn định như thị trường Nhật Bản và Đài Loan (năm 2019 số lượng người lao động đi làm việc tại Nhật Bản bằng 207% so với năm 2016), giảm mạnh ở các thị trường có thu nhập trung bình như Malaysia, Trung Đông và Bắc Phi. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020 và 2021 giảm mạnh (năm 2021 số lượng chỉ bằng 30% so với năm 2019). Trong đó, người lao động là đối tượng thuộc các chính sách hỗ trợ để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chiếm khoảng 10%. Ngoài các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động làm các thủ tục trước khi đi, chính sách cho vay ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã mở ra cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng, người bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động cư trú tại các khu vực, địa bàn đặc biệt khó khăn, cơ hội được đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Alternate Text
Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, ngày 11 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới, trong đó có quy định về việc thành lập Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm (nay là Quỹ quốc gia về việc làm) để cho vay tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình.
Alternate Text
Quá trình quản lý nợ xấu được cụ thể bằng việc thu thập và xử lý thông tin của khách hàng, phân loại danh mục các khoản vay của khách hàng, kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong Hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, sớm nhận biết các dấu hiệu tiềm ẩn để kịp thời có các biện pháp xử lý, tránh để phát sinh hay chuyển thành nợ xấu. Việc phân loại khoản vay sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý danh mục đầu tư tín dụng của mình, từ đó có thể xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.
Alternate Text
Nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng Thương mại, đặc biệt tại Việt Nam, tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất cho Ngân hàng. Chính vì thế, để phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động các Ngân hàng thương mại cần chú trọng: thứ nhất, là chất lượng cấp tín dụng, dịch vụ; thứ hai, là quản lý nợ xấu. Trong đó quản lý nợ xấu là vấn đề rất quan trọng, vì đây là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời làm ngưng trệ lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam.