Xã hội hóa dịch vụ công được nhắc đến trong nhóm giải pháp thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm”. “Đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” .
Căn cứ pháp lý cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. Nhằm cụ thể hóa các quy định của đạo luật này, làm tăng tính khả thi trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ngày 26/8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua đặc biệt đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Trong giai đoạn phục hồi sắp tới, các doanh nghiệp cần xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới để phù hợp với những đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đại dịch.
Ngày 09/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, trong đó, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ pháp lý, trong đó có giải quyết tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (điểm g khoản 3 Mục III Nghị quyết số 105/NQ-CP) nhằm triển khai các mục tiêu tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19...
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là là việc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các hoạt động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật ; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Như vậy, đây là một nhiệm vụ quan trọng của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ này lại càng quan trọng hơn khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa , nhất là trong bố cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp . Mặc dù, Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có thể hỗ trợ nói chung và hỗ trợ pháp lý nói riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng Nhà nước luôn phải đóng vai trò chính trong hoạt động này.
Để góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo góp ý “Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán” vào ngày 11/9/2020 tại ASEAN Resort, Thạch Thất, Hà Nội. Mục đích của Hội thảo là lắng nghe tiếng nói, kiến nghị của các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, các chuyên gia kinh tế, pháp lý để cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Tài chính) hoàn thiện dự thảo Nghị định lần cuối trước khi gửi sang Bộ Tư pháp thẩm định. Đồng thời, Hội thảo là cơ hội để Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp có thêm đầy đủ thông tin nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc thẩm định một dự thảo Nghị định rất đồ sộ với nhiều vấn đề kinh tế, kỹ thuật mới, rất chuyên sâu, với tổng cộng 9 chương, 275 điều, quy định chi tiết 24 điều, khoản, điểm của Luật Chứng khoán năm 2019.
Alternate Text
Lao động nữ là người lao động thuộc giới nữ và khi tham gia quan hệ lao động có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đồng thời, được pháp luật lao động dành cho những quy định áp dụng riêng. Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, trọn tuần, giao việc làm tại nhà. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến hết năm 2019 ước tính là 55,4 triệu người, trong đó, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 22,3 triệu người, chiếm 45,6% tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước. Đây là lực lượng lao động quan trọng của nhân lực phát triển kinh tế - hội của đất nước trước, trong và giai đoạn hiện nay.
Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật (tiếng Anh: Convention on the Rights of Persons with Disabilities) là một văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên Hiệp Quốc soạn nhằm mục đích bảo vệ các quyền và nhân phẩm của người khuyết tật. Các quốc gia tham gia Công ước phải đảm bảo quyền được thụ hưởng bình đẳng mọi dịch vụ công cộng của người khuyết tật. Ngày 13/12/ 2006, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật A/RES/61/106. Tính đến ngày 07/01/ 2011, đã có 147 quốc gia ký và 97 nước phê chuẩn. Việt Nam là thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước vào ngày 22/10/2007. Ngày 30/7/2009, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, đại diện Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã ký công ước này. Đây là công ước quốc tế về nhân quyền đầu tiên mà Hoa Kỳ đã ký trong gần một thập kỷ qua. Được xây dựng dựa trên khuôn khổ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật đã có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5 năm 2008 và lần đầu tiên, Công ước này đã thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế giới. Đây là hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người. Công ước này còn có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.