Alternate Text
Xu hướng giải quyết tranh chấp bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phương thức Tòa án ngày càng phát triển và phổ biến trên thế giới. Với ưu điểm về tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian và bảo mật cao, trọng tài thương mại đang là một trong những phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn. Tại Việt Nam, pháp luật điều chỉnh về trọng tài thương mại – những cơ sở pháp lý cơ bản để thiết lập và phát triển phương thức giải quyết bằng trọng tài, đang từng bước được hoàn thiện, hướng tới xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nội dung tham luận dưới đây góp phần làm rõ thực trạng pháp luật trọng tài hiện nay, trước hết là pháp luật về thực thi phán quyết trọng tài ở Việt Nam.
Alternate Text
Với mục đích tập trung trao đổi nhận diện, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ mới được ban hành vừa qua về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình trong năm 2022-2023; về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Alternate Text
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet, giao dịch thương mại trực tuyến đã trở thành một trào lưu và trong nhiều trường hợp đang dần thay thế hình thức giao dịch mua bán truyền thống, kéo theo đó là các tranh chấp từ hoạt động kinh doanh này cũng phát sinh và gia tăng nhanh chóng. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử với các đặc thù riêng theo cách thức thông thường như tòa án, thương lượng hòa giải, trọng tài và các biện pháp truyền thống không phải lúc nào cũng phù hợp. Trước thực tế đó, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR) ra đời và đang ngày càng phổ biến, thể hiện những ưu điểm vượt trội của mình về thủ tục, sự thuận tiện cho các bên tham gia tố tụng như: tính tự nguyện, linh hoạt trong quy trình giải quyết, tiết kiệm thời gian và chi phí, đề cao sự tự quyết của các bên...
Alternate Text
Thời gian gần đây, hệ thống pháp luật về kinh doanh của nước ta dần được hoàn thiện và có những bước tiến đáng kể trong tư duy quản lý và cách thức thiết kế chính sách. Những đạo luật quan trọng tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, từ bắt đầu cho đến khi đưa hoạt động đầu tư, kinh doanh vào thực tế, nhà đầu tư phải trải qua rất nhiều giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn là các điều kiện và thủ tục hành chính kèm theo. Các điều kiện, thủ tục này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau đặc biệt là Luật Đất đai. Trong khi đó, thủ tục, điều kiện quy định tại một số văn bản pháp luật lại không thống nhất, chồng chéo với nhau, nhiều khi khiến nhà đầu tư không biết nên thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau hay có phải thực hiện thủ tục đó không? Sự thiếu nhất quán của các văn bản pháp luật khiến cho quy trình triển khai dự án bị kéo dài, thậm chí là đình trệ, không thể triển khai, gia tăng chi phí về thời gian, tiền bạc và rủi ro đối với doanh nghiệp, khiến môi trường kinh doanh trở nên kém thuận lợi. Theo báo cáo của VCCI khảo sát 333 các doanh nghiệp thì những bất cập trong Luật đất, luật đầu tư và các văn bản dưới luật ảnh hưởng đến một trong những giai đoạn quan trọng nhất khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư dự án đó chính là giai đoạn giao đất hoặc cho thuê đất:
Alternate Text
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, do tính chất thường xuyên cũng như những hậu quả gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp và cho cả nền kinh tế. Pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp. Theo đó, hiện có 04 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, bao gồm: thương lượng, hòa giải, tòa án và trọng tài thương mại. Mỗi phương thức có những ưu điểm, hạn chế nhất định, phụ thuộc vào sự lựa chọn của các chủ thể có nhu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đó, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trên thế giới. Tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay, thì phương thức này cũng đang được các chủ thể lựa chọn để giải quyết tranh chấp bởi những ưu điểm của nó. Hành lang pháp lý cho phương thức hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay khá đầy đủ. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội và ngày càng xuất hiện nhiều tranh chấp thương mại mang tính chất phức tạp thì những quy định về phương thức hòa giải thương mại cần được mở rộng và nâng cấp hơn. Thông qua các quy định của pháp luật Việt Nam hiện này về hòa giải thương mại so với Luật Mẫu Uncitral và mặt khác để phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, nhận thấy cần thiết phải nâng cao hệ thống pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam.
Alternate Text
Luật Trọng tài thương mại, Điều 2 quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại bao gồm: “1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”. Thẩm quyền của trọng tài thương mại cũng được quy định tại: Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 14), Bộ Luật hàng hải (Điều 3, Điều 5, Điều 54, Điều 130, Điều 131, Điều 141, Điều 268, Điều 287, Điều 338, Điều 339), Luật đầu tư 2020 (Điều 14), Luật thương mại - hợp nhất số 03/VBHN-VPQH (Điều 317), Luật xây dựng 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều năm 2020 (Điều 146), Luật Sở hữu trí tuệ - hợp nhất số 07/VBHN-VPQH (Điều 198), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 30, Điều 38, Điều 39)....
Đánh giá thực trạng thị trường và tình hình doanh nghiệp bất động sản Việt Nam 2022 - 2023: Năm 2022, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 50.000 sản phẩm, chỉ bằng hơn 20 % nguồn cung năm 2018 (năm trước khi xảy ra đại dịch Covid - 19); cơ cấu nguồn cung chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn. Số lượng dự án mở bán mới 6 tháng đầu năm không nhiều, chủ yếu là các dự án thuộc phân khúc trung, cao cấp, còn nguồn cung mới phân khúc căn hộ bình dân rất ít . Đặc biệt , theo Bộ Xây dựng, ở thị trường thứ cấp, nguồn cung chung cư tại Hà Nội giảm 7,2 %; TP. Hồ Chí Minh giảm 27,8 %; Đà Nẵng giảm 18,1 %; Bình Dương giảm 27,5 % so với 6 tháng cuối năm 2022. Trong khi đó, nhà ở riêng lẻ, nguồn cung thứ cấp Hà Nội giảm 25,6 %; TP. Hồ Chí Minh giảm 19,8 %; Đà Nẵng giảm 11,3 %; Bình Dương giảm 31,2 %; Khánh Hòa giảm 18,3 % ...