Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1901/QĐ-BTP ngày 23/9/2022 về Kế hoạch tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2022, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp tổ chức Diễn đàn: "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2022
Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1901/QĐ-BTP ngày 23/9/2022 về Kế hoạch tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2022, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp tổ chức Diễn đàn: "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2022
Thực hiện Quyết định số 1901/QĐ-BTP ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Kế hoạch tổ chức Diễn đàn: “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2022, ngày 28/9/2022, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 (Chương trình HTPLLN) đã phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, đ/c Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV - Đại biểu Quốc hội Khóa XV và Công ty cổ phần truyền thông ALO Media tổ chức họp trao đổi, thảo luận về các nội dung công việc tổ chức Diễn đàn: “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2022.
Nội dung Diễn đàn xoay quanh các nội dung:
- Các vướng mắc trong tiếp cận, hấp thụ các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sau đại diện Covid-19;
- Các vướng mắc trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; tiếp cận nguồn lực đất đai, vốn, thị trường;
- Các vướng mắc trong quản trị rủi ro sau đại dịch Covid-19.
Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".
Ngày 22/9, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với Đoàn Luật sư các tỉnh, TP: Hà Nội, Bắc Giang và Cần Thơ tổ chức hội nghị trực tuyến tư vấn pháp luật về các chính sách, vướng mắc trong hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho DN nhỏ và vừa.
Nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội), khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 21/12/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, BHYT giai đoạn 2012-2020, ngày 20/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 (trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018) đã có nhiều thay đổi, trong đó có sự thay đổi về chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia nhằm (i) hạn chế việc người tham gia bảo hiểm xã hội cả bắt buộc và tự nguyện rời bỏ hệ thống để duy trì độ bao phủ của bảo hiểm xã hội và (ii) bảo toàn những khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để tích lũy thời gian đóng trong quá trình làm việc để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng khi về già.
Với dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, các startup không phải tự dò dẫm làm các thủ tục, nghiên cứu thị trường, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.
Ngày 29 tháng 12 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 56). Tuy nhiên, thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận nghỉ việc để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập.
Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 phối hợp Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực trân trọng thông báo tới Quý Cơ Quan, Doanh nghiệp về việc tổ chức hội nghị, diễn đàn đối thoại chuyên sâu tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau: