Alternate Text
Nhằm phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19, ngày 23/3/2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2022 (riêng quy định về áp dụng thời gian làm thêm trong năm có hiệu lực từ 01/01/2022)
Năm 2021, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025, Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực biên soạn tài liệu về các vấn đề pháp lý liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội của nước ta, việc giao dịch trực tiếp giữa các chủ thể trong xã hội bị hạn chế, giao dịch điện tử ngày càng phát triển.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thành lập và hoạt động cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề, trong đó có quyền sở hữu đến các sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các doanh nghiệp.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế - xã hội của thế giới nói chung và của nước ta nói riêng. Để góp phần khôi phục sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng như thích ứng với tình hình mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, được sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, một số Bộ, ngành, địa phương, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp chưa tổ chức hoặc tổ chức không hiệu quả hoạt động này.