KẾ HOẠCH Lựa chọn cơ quan, đơn vị tổ chức các hội nghị, diễn đàn đối thoại chuyên sâu tư vấn pháp luật, giải đáp vướng mắc pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 ban hành Kế hoạch lựa chọn đơn vị tổ chức các hội nghị, diễn đàn đối thoại chuyên sâu tư vấn pháp luật, giải đáp vướng mắc pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Việc tổ chức hoạt động hội nghị đối thoại về các chuyên đề pháp luật kinh doanh nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ  thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 06/01/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV giai đoạn 2021-2025.
b) Thông qua hội nghị đối thoại nhằm trao đổi thông tin toàn diện về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những khó khăn, vướng mắc gặp phải từ cả phía cơ quan Nhà nước và phía các DNNVV.
c) Tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phản hồi từ doanh nghiệp, qua đó đề xuất các giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả triển khai, thi hành pháp luật liên quan đến DNNVV.
2. Yêu cầu
a) Bám sát nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ  thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 99/NQ-CP  ngày 30/8/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.
b) Thực hiện đúng Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2023 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-BTP ngày 06/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Định mức chi tiêu theo đúng quy định tại Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và các quy định khác của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Công văn số 14569/BTC-HCSN ngày 22/12/2021 của Bộ Tài chính về việc kinh phí cho hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV và vừa giai đoạn 2021 – 2025.
d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động của chương trình nhằm mở rộng phạm vi tiếp nhận thông tin đến các DNNVV, lan tỏa ảnh hưởng, hiệu quả của Chương trình trong cộng đồng DNNVV.
Chi tiết xin xem file đính kèm theo Thông báo này./.
 

Từ ngày : 20/03/2023

Đến ngày : 31/03/2023