Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện Kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 dưới sự chủ trì của Đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng và đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
Tham dự Hội thảo góp ý kiến hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024
Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vì vậy Nhà nước cần phải tạo những điều kiện thuận lợi để xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới.
Ngày 01 tháng 02 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 142/QĐ-BTP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 28 tháng 6 năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Quyết định số 996/QĐ-BTP ngày 09 tháng 6 năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật; và Quyết định số 143/QĐ-BTP về giải thể Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025, đồng thời chuyển giao nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cho Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ
Đất đai luôn là vấn đề phức tạp nhưng lại xảy ra xung quanh đời sống của các tổ chức, cá nhân. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là vấn đề cần thiết, nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và khắc phục vướng mắc, khó khăn của pháp luật hiện hành.
Để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hiện nay, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là bắt buộc, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng cần lưu ý một số vấn đề pháp lý liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
Trong bối cảnh doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đang phải "gồng mình" để phục hồi và phát triển sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đồng hành với doanh nghiệp, năm 2023, Đảng và Chính phủ có các chỉ đạo đến các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển.
Hiện nay, Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam và trên thế giới gần như đã được kiểm soát. Tuy nhiên, hệ quả mà Đại dịch này để lại tác động mạnh mẽ đến các mặt kinh tế- xã hội của nước ta. Do đó, việc Đảng và Nhà nước ta đồng hành, chung tay hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh là vấn đề thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị cắt giảm những cuộc thanh tra, kiểm tra không cần thiết, đúng chỉ đạo của Chính phủ theo hướng không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá một lần/năm