Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; căn cứ Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư tiếp tục thực hiện định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố năm 2025 với các nội dung cụ thể sau:
Xác định vai trò rất quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nên các tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện công tác hỗ trợ tư pháp nhằm giúp hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, hiệu quả, hạn chế rủi ro về pháp lý.
Năm 2024, Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trở thành cầu nối quan trọng giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật của trung ương. Được sự quan tâm của Bộ Tư pháp cùng các cấp, các ngành, địa phương đã và đang triển khai công tác PBGDPL dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Nhiều chương trình, đề án, kế hoạch trong công tác PBGDPL đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 29/5/2023 Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành kế hoạch số 119/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”, trên cơ sở đó ngày 29/12/2023 Sở Tư pháp ban hành kế hoạch số 79/KH-STP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 và đạt được nhiều kết quả nổi bật như sau:
Để việc quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả, đúng mục đích, không thất thoát, lãng phí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị số 47/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn, một số khu công nghiệp, làng nghề đang ngày càng suy giảm, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, thiệt hại cho nền kinh tế, đe dọa tới môi trường.
Nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư số 83/2024/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2024 (sau đây gọi là Thông tư), thay thế Thông tư 101/2021/TT-BTC, tập trung hướng dẫn về cơ chế, chính sách giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng cho Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (SGDCK), Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) và các công ty con. Nổi bật trong số các quy định mới là những điểm đột phá về thời gian thu, thanh toán, hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và chính sách ưu đãi giảm phí cho thành viên tạo lập thị trường. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra "cú hích", thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV này thiếu bộ phận pháp chế chuyên nghiệp, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận và tuân thủ các quy định pháp luật, đặc biệt khi hệ thống văn bản pháp luật thường xuyên thay đổi. Để khắc phục tình trạng này, việc xây dựng và cải tiến mô hình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV là cần thiết và cấp bách.
Ngày 26/11/2024, tại tỉnh Kon Tum, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác pháp chế, Luật Đất đai năm 2024 và những vấn đề doanh nghiệp quan tâm cho công chức các sở, ban, ngành, đại diện doanh nghiệp và tổ chức đại diện doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị còn có đồng chí Y Hòa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh.
Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Ngày 07/11/2024, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và phương hướng thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam. Tham dự buổi làm việc với đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.