Đóng góp ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 38, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng, đây là một luật khó, có nhiều nội dung mới, vấn đề phức tạp nên cần được phân tích sâu, nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc sửa đổi Luật phải đáp ứng được yêu cầu mà các Nghị quyết của Đảng, cơ quan Trung ương đề ra.
Dự kiến vào ngày 9/10/2024 tại Hà Nội, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương sẽ tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật năm 2024”. Đây là hoạt động ý nghĩa gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa những vấn đề liên quan đến thể chế mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Sáng 28/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Sáng ngày 24/9/2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương đã tổ chức cuộc họp các chuyên gia, Tổ Giúp việc Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đồng chủ trì cuộc họp.
Alternate Text
Đến hết năm 2023, tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 65.000 doanh nghiệp, trong đó có 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa.(theo số liệu thống kê trên bài viết Bình Dương: Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới tăng 57,2% trên báo Công Thương). Nhưng đa phần các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu kiến thức về pháp lý, nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp không biết đã vi phạm quy định về pháp luật trong hoạt động kinh doanh.
Alternate Text
Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có những tác động sâu rộng, tạo ra nhiều thay đổi lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức thi hành pháp luật, cung cấp thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cũng đòi hỏi có sự biến chuyển phù hợp. Chuyển đổi số trong công tác PBGDPL dựa trên nền tảng của các công nghệ số hiện đại là một trong những giải pháp mang tính chiến lược, có khả năng tạo ra sự thay đổi toàn diện và căn bản về phương thức thực hiện PBGDPL.
Chiều ngày 11/9/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) – Bộ Tư pháp, đã có buổi làm việc với một số đơn vị thuộc Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính nhằm nhận diện những khó khăn, vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực về thuế, phục vụ phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024.