Ngày 06/01/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2023 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.
Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 (viết tắt là Chương trình HTPLLN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 được tổ chức vào ngày 20/12/2022 tại Trung tâm Hội nghi quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội) và để sát cánh cùng doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19.
Ngày 23 tháng 12 năm 2022, tại Tổng Công ty May 10, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp lần thứ VII, nhiệm kỳ IV (2019 - 2024). Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phan Chí Hiếu, TS. Đinh Trung Tụng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Ông Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB pháp chế doanh nghiệp và các thành viên BCN Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.
Link Tải dự thảo Đề án : “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”
Pháp luật hợp đồng là một lĩnh vực rộng và phức tạp, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015 và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Trong phạm vị của tham luận, tác giả tập trung phân tích một số quy định pháp luật về hợp đồng, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật về hợp đồng và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra một số lưu ý cho các doanh nghiệp trong quá trình giao kết, thực hiện các hợp đồng và giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Sáng 15/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo công bố chương trình Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022. Tại buổi họp báo, ban tổ chức đã giới thiệu về mục đích và nội dung cụ thể của Diễn đàn.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của mô hình kinh tế đã đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp, chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Australia, liên hệ với Việt Nam và đề xuất, kiến nghị phù hợp là rất cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Về chính sách bảo vệ quyền lợi (BVQL) người tiêu dùng ở Australia có một số nội dung cần quan tâm như sau:
Chính sách pháp luật về quản lý giá, trong đó, Nhà nước định giá các loại hàng hóa, dịch vụ là biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định các loại hàng hóa, dịch vụ chịu cơ chế quản lý giá này phải hết sức thận trọng, tránh việc xác định không chính xác các loại hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt tránh việc lạm dụng bổ sung thêm hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục, từ đó làm “méo mó” thị trường.
Thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1901/QĐ-BTP ngày 23/9/2022 về Kế hoạch tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2022 (viết tắt là Diễn đàn) với chủ đề: “Nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý: hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển”.