TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ MẠNG LƯỚI TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH ĐIÊN BIÊN

13/11/2018
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2018 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (viết tắt là Chương trình 585), thực Hiện hợp đồng giữa Ban quản lý chương trình 585 và Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực về việc tổ chức hoạt động duy trì mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả của công tác tổ chức, Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xin báo cáo kết quả công tác tổ chức hoạt động duy trì mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:

A. NỘI DUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức tọa đàm 
  -  Chuyên đề: Trao đổi kinh nghiệm giữa Cộng tác viên và doanh nghiệp trong quá trình duy trì mạng lưới tư vấn và giới thiệu pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và tiền lương
  -  Chủ trì tọa đàm: LS. Lê Văn Nhật – Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Luật sư Nguyễn Trần Dễ, Đoàn Luật sư tỉnh Điện Biên.
-  Đại biểu tham dự:  Đại diện doanh nghiệp, đại diện tổ chức hành nghề luật sư, các luật gia, hội viên của Hội doanh nghiệp địa phương và đại diện các cơ quan, tổ chức khác có liên quan và đội ngũ cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia mạng lưới.
   
2. Nội dung tọa đàm

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Lê Văn Nhật, Phó giám đốc Trung tâm HTPL&PTNNL đại diện cho Cơ quan chủ trì Chương trình đã giới thiệu về mô hình mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN, HTX theo Chương trình 585 – Bộ Tư pháp.
Các chuyên gia và  đại biểu đã thảo  luận trao đổi về những nội dung  pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay quan hệ lao động chủ yếu dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa các bên người lao động (NLĐ)  và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Nhà nước không quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ này như trước đây nữa mà chỉ điều chỉnh bằng những nguyên tắc, khung pháp luật, tạo hành lang pháp lí làm cơ sở cho các bên tự thương lượng, tự thỏa thuận các quyền, nghĩa vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện khả năng thực tế của từng doanh nghiệp.
3. Hoạt động tư vấn, giải đáp những vướng mắc pháp luật kinh doanh cho nghiệp
Trung tâm, đã tổ chức phát phiếu yêu cầu tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức cho doanh nghiệp đề xuất những vướng mắc trong quá trình kinh doanh với các công tác viên tham gia mạng lưới. Các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn đã đề xuất câu hỏi  tư vấn theo mẫu gửi BTC.
Đối tượng thụ hưởng: Doanh nghiệp tham gia Tọa đàm và doanh nghiệp tại các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia mạng lưới là các cá nhân được lựa chọn và qua công tác đào tạo, tập huấn từ hoạt động thiết lập.
- Hình thức tư vấn: Tổ chức phát phiếu yêu cầu tư vấn cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp điền thông tin nội dung cần tư vấn cho các chuyên gia tư vấn, trên cơ sở phiếu tư vấn, các chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp bằng văn bản trả lời có xác nhận của trung tâm.
- Số lượng phiếu tư vấn: 20 phiếu
3. Nội dung hỏi đáp trả lời vướng mắc tại tọa đàm
Tọa đàm nhận được các  ý kiến đặt vấn đề trao đổi, hỏi đáp của các đại biểu tập trung vào nhóm các đề xuất như sau:
Tọa đàm nhận được một số ý kiến đặt vấn đề trao đổi, hỏi đáp của các doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
3.1. Công ty em thành lập 10/2013 nhưng đển 10/2015 công ty mới đóng BH cho nhân viên chỉ có hai ngừơi là giám đốc và kế toán.vì cty từ khi thành lập ít hoạt động nên chỉ có hai người.vậy nếu 10/2015 em đóng BH hai người thì có bị truy thu BH không và số tiền truy thu là bao nhiêu. năm 2013,2014 công ty tiền lương giám đốc là 3.500.000 ktoán là 2.500.000.số tiền truy thu thì sau này nghỉ làm nhân viên có được hưởng không?
Trả lời
Nghị định 95 /2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
“…3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Theo đó, đối với trường hợp người sử dụng không đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ người lao động thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định trên thì sẽ buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là truy thu tiền bảo hiểm chưa đóng, chậm đóng
Quyết định 1111/BHXH quy định như sau: 
Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng
“1. Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4:
1.1. Mức đóng bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công tháng như sau:
- Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 22%, trong đó: người lao động đóng 6%; đơn vị đóng 16%.
- Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 24%, trong đó: người lao động đóng 7%; đơn vị đóng 17%.
- Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%...”
Theo đó, khoảng thời gian công ty bạn không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ áp dụng mức đóng BHXH tại thời điểm không đóng, chậm đóng. Và mức đóng theo tỷ lệ phần trăm sẽ áp dụng tương ứng với thời điểm theo quy định trên.
Số tiền bảo hiểm đã tiến hành truy thu sẽ được tính vào quỹ bảo hiểm xã hội mà người lao động có.
3.2. Tôi hiện đang làm cho một công ty TNHH MTV, đầu năm nay công ty có hợp tác mở thêm 1 công ty mới và điều tôi về làm ở đây, trước đây là vẫn đóng BHXH cho tôi ở công ty cũ nhưng hiện tại Giám đốc mới nói lại là từ tháng 6 sẽ chia ra đóng BHXH cho tôi ở 2 công ty, mỗi bên sẽ đóng 1/2 mức đóng BH ban đầu. Luật sư cho tôi hỏi như vậy có hợp lý và tôi có bị thiệt thòi gì không ạ, về các chế độ thụ hưởng và nếu tôi có gia đình sinh con thì chế độ thai sản của tôi có được nhận với mức đóng BHXH bằng tổng số tiền đóng BH hay chỉ 1/2 ạ. 
Trả lời
Trước hết, phải xem xét  việc hợp tác mở thêm một công ty mới ở đây và bạn chuyển sang công ty mới này làm việc có bản chất như thế nào. Việc hợp tác này là mở một công ty hoàn toàn độc lập riêng biệt hay là cơ sở của công ty cũ. Việc bạn chuyển sang công ty mới làm việc có thay đổi người sử dụng lao động hay không?
Nếu công ty mới hoàn toàn độc lập với công ty cũ, bạn chuyển sang công ty mới là thay đổi người sử dụng lao động thì công ty mới có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn. Công ty cũ sẽ không phải đóng BHXH cho bạn.
Nếu công ty mới không phải là công ty độc lập, không được tuyển dụng lao động thì bạn vẫn là người lao động của công ty ban đầu. Về nghĩa vụ, công ty cũ phải đóng BHXH cho bạn.
Việc thỏa thuận mỗi bên đóng 1 nửa tiền BHXH có thể không trái pháp luật nếu số tiền bỏ ra đóng BHXH cho bạn là chia đôi nhưng thủ tục đóng BHXH cho bạn thực hiện tại một công ty có nghĩa vụ.
Việc quyền lợi của bạn có ảnh hưởng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào cách báo tăng tham gia bảo hiểm. Như phân tích phía trên, nếu chỉ chia tiền đóng BHXH giữa hai công ty mà sổ sách thống nhất một bên thì quyền lợi của bạn không ảnh hưởng. Nếu hai bên công ty cùng tham gia bảo hiểm vào hai số sổ khác nhau với mức mỗi bên một nửa thì sẽ rất khó khăn sau này khi bạn muốn hưởng chế độ. Bạn buộc phải thực hiện gộp hai sổ, thời gian đóng trùng sẽ được hoàn trả, mức hưởng theo mức đóng (1/2 số tiền). Vậy nên bạn cần yêu cầu công ty giải thích rõ ràng là sổ bảo hiểm của bạn ở công ty nào, bên nào chịu trách nhiệm báo tăng và chốt sổ khi bạn muốn giải quyết chế độ. Nếu là cả hai công ty thì bạn không nên đồng ý, sẽ gây khó khăn cho bạn sau này.
3.3. Doanh nghiệp chúng tôi có trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH bắt buộc: 12 năm 8 tháng, này người lao động này đã đến tuổi nghỉ hưu và chúng tôi dự định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao đông này.
 Mong các tư vấn viên tư vấn giúp chúng tôi, người lao động này muốn đóng thêm tiền để đủ 20 năm (đóng thêm 7 năm 4 tháng) để được hưởng lương hưu có được không? Số tiền người lao động phải đóng thêm cho 7 năm 4 tháng là bao nhiêu? Và nếu được thì hàng tháng được hưởng lương hưu là bao nhiêu?
Trả lời
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ và Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/12/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì Bạn đủ điều kiện để đóng BHXH tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu  (07 năm 4 tháng) cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
   Số tiền Bạn đóng bao nhiêu là tùy thuộc vào mức thu nhập của Bạn. Theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH năm 2014: Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập, Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
   Mức lương hưu của Bạn phụ thuộc vào mức đóng trong quá  trình Bạn tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, do đó Ban Biên tập không thể trả lời cụ thể được. Riêng về tỷ lệ hưởng lương hưu, nếu Bạn đóng BHXH đủ 20 năm và nghỉ hưu trong phạm vi từ nay đến trước ngày 01/01/2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu của Bạn là 60%.
     Bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn những nội dung liên quan để biết và thực hiện.
 
B. KIẾN NGHỊ
Một là, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Tập trung thực hiện tốt chức năng của công đoàn, nhất lào đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức lao động.
Hai là, đẩy mạnh các phong trào thi đua, phong trào sáng kiến, sáng tạo góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Ba là, tham gia với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, tổ chức hội nghị người lao động, thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp; kịp thời giải quyết tranh chấp lao động lao động; tiếp tục tập trung thành lập công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên; đồng thời gắn kế hoạch hoạt động gắn với điều kiện thực tế tại từng đơn vị; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, hoạt động thiết thực hiệu quả.
Bốn là, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng và tăng cường các hoạt động xã hội, để tập hợp động viên được đông đảo công nhân lao động, hình thức công tác công đoàn phải thường xuyên đổi mới, hấp dẫn hơn, phù hợp với từng đối tượng, tránh máy móc đơn giản, khắc phục tình trạng quan liêu, xa cơ sở, xa người lao động; tuyên truyền phổ biến đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ xã hội trong doanh nghiệp.
Năm là, Tập trung đổi mới phương thức học tập, quán triệt, tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về quan hệ lao động trong doanh nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, dạy nghề, tiền lương tối thiểu, an toàn và vệ sinh lao động; hoàn thiện cơ chế tham vấn ba bên về quan hệ lao động, tăng cường các thiết chế hòa giải và trọng tài, tiến tới xây dựng đội ngũ hòa giải viên chuyên nghiệp. 
Đồng thời phát triển hệ thống dạy nghề có năng lực đào tạo lao động kỹ năng nghề cao, nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh, chuẩn hóa cơ sở vật chất, giáo trình và đội ngũ giáo viên, huy động các nguồn tài chính theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa sự nghiệp đổi mới phát triển dạy nghề, từng bước đột phá về chất lượng dạy nghề. Có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề và xây dựng các công trình phúc lợi cho người lao động; khuyến khích người lao động tự học để nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ để ổn định việc làm và nâng cao thu nhập. Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đất đai và tài chính để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, công trình phúc lợi phục vụ công nhân lao động để đến năm 2020 cải thiện cơ bản điều kiện ăn ở, học tập, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người lao động tại các khu công nghiệp.
Sáu là, Cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp; đổi mới nội dung phương thức hoạt động của tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp; tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng và làm tốt công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp. Trước mắt tập trung phát triển tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, xây dựng các mô hình tập hợp thanh niên, phụ nữ trong các doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn, các doanh nghiệp trong các khu vực công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp trong việc tập hợp, giáo dục và xây dựng đội ngũ công nhân lao động ngày càng lớn mạnh. Các tổ chức công đoàn cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chú trọng thành lập tổ chức công đoàn và phát triển đoàn viên trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn ở cơ sở; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, để thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể…
Bảy là, Cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện người sử dụng lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng lao động; tăng cường sự gắn bó giữa chủ doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp; xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định hệ thống tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp Trung ương và địa phương.

Xem thêm »