TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ MẠNG LƯỚI TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH GIA LAI

15/11/2018
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2018 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (viết tắt là Chương trình 585), thực Hiện hợp đồng giao việc số 82/BTP – 585 ngày 12/07/2018 giữa Ban quản lý chương trình 585 và Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực về việc tổ chức hoạt động duy trì mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả của công tác tổ chức, Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xin báo cáo kết quả công tác tổ chức hoạt động duy trì mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:

A. NỘI DUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức tọa đàm  
  -  Chuyên đề: Trao đổi kinh nghiệm giữa Cộng tác viên và doanh nghiệp trong quá trình duy trì mạng lưới tư vấn và giới thiệu, giải đáp pháp luật về Hợp tác xã
  - Thời gian tổ chức:  ngày 20 tháng 8 năm 2018
  -  Chủ trì tọa đàm: Ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm hỗ rợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Ths. Nguyễn Văn Đề - Trường bồi dưỡng cán bộ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Ái – Liên minh Hợp tác xã tỉnh Gia Lai.
-  Đại biểu tham dự:  Đại diện doanh nghiệp, đại diện tổ chức hành nghề luật sư, các luật gia, hội viên của Hội doanh nghiệp địa phương và đại diện các cơ quan, tổ chức khác có liên quan và đội ngũ cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia mạng lưới.
    2. Nội dung tọa đàm
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm HTPL&PTNNL đại diện cho Cơ quan chủ trì Chương trình đã giới thiệu về mô hình mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN, HTX theo Chương trình 585 – Bộ Tư pháp và những  khuyến cáo về thực thi pháp luật cũng như nhu cầu tư vấn pháp luật phố biến của khu vực HTX.  Các đại biểu đã thao luận trao đổi về thực tế nhu cầu tư vấn pháp luật và những mong muốn trong việc tiếp cận với các chương trình hỗ trợ pháp lý của nhà nước dành cho khu vực HTX để nâng cao năng lực nhận thức và thực thi pháp luật của các HTX trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và Nhà nước đang tái cơ cấu lại nền nông nghiệp.
Tại hội nghị ông Nguyễn Văn Đề, Giảng viên Cao cấp đã trình bày những nội dung của  các Nghị định mới được ban hành về hỗ trợ phát triển HTX kiểu mới trong đó tập trung vào chính sách hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư vào tham gia chuỗi liên kết nối sản phẩm. Tại hội nghị nhiều HTX và cán bộ làm công tác kiểm soát, quản trị HTX  đã thảo luận về cách thức xây dựng các đề án hỗ trợ  HTX khởi nghiệp sáng tạo, đề án hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị và những tình huống vướng mắc pháp luật cụ thể.
3. Hoạt động tư vấn, giải đáp những vướng mắc pháp luật kinh doanh cho nghiệp
Trung tâm, đã tổ chức phát phiếu yêu cầu tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức cho doanh nghiệp đề xuất những vướng mắc trong quá trình kinh doanh với các công tác viên tham gia mạng lưới. Các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn đã đề xuất câu hỏi  tư vấn theo mẫu gửi BTC.
Đối tượng thụ hưởng: Doanh nghiệp tham gia Tọa đàm và doanh nghiệp tại các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
- Cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia mạng lưới là các cá nhân được lựa chọn và qua công tác đào tạo, tập huấn từ hoạt động thiết lập.
- Hình thức tư vấn: Tổ chức phát phiếu yêu cầu tư vấn cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp điền thông tin nội dung cần tư vấn cho các chuyên gia tư vấn, trên cơ sở phiếu tư vấn, các chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp bằng văn bản trả lời có xác nhận của trung tâm.
- Số lượng phiếu tư vấn: 22 phiếu
3. Nội dung hỏi đáp trả lời vướng mắc tại tọa đàm
Tọa đàm nhận được các  ý kiến đặt vấn đề trao đổi, hỏi đáp của các đại biểu tập trung vào nhóm các đề xuất như sau:
3.1. Hiện tại tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định cụ thể ra sao? Và nó được quy định trong văn bản nào?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 6 Luật hợp tác xã 2012 thì chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định cụ thể như sau:
1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
b) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
c) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
d) Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
đ) Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
e) Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi sau đây đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
3. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
b) Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Ưu đãi về tín dụng;
d) Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;
đ) Chế biến sản phẩm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3.2. Về xử lý khoản tiền thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản khi HTX giải thể, phá sản được quy định ra sao?

Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BTC về hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, ử lý khoản tiền thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản được quy định như sau:
Giá trị tài sản chuyển nhượng, thanh lý sau khi trừ chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản và nộp thuế theo quy định, phần giá trị còn lại được phân chia theo tỷ lệ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX và vốn góp của các thành viên HTX để xử lý theo quy định, cụ thể:
a) Phần giá trị tài sản thu được hình thành từ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước chuyển về ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
b) Phần giá trị tài sản hình thành từ quỹ đầu tư phát triển của HTX; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Phần giá trị tài sản hình thành từ vốn góp của các thành viên HTX được tính vào nguồn thu giải thể, phá sản để xử lý theo quy định tại Luật Hợp tác xã và Luật Phá sản.
3. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của HTX không đủ để thanh toán các khoản nợ thì HTX được sử dụng khoản tiền thu được từ bàn giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này để thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
3.3. Luật hợp tác xã dần đi vào cuộc sống, các hợp tác xã được thành lập theo Luật mới đã hoạt động hiệu quả, trở thành hạt nhân phát triển của khu vực kinh tế tập thế. Có thể nói rằng, luật hợp tác xã 2012 đã mở ra bước tiến mới trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã. Vậy, mong ông cho biết quyền lợi của thành viên hợp tác xã được quy định như thế nào?
Trả lời
Khi trở thành thành viên hợp tác xã, bạn sẽ có các quyền được quy định tại Điều 14 Luật Hợp tác xã. Theo đó, thành viên hợp tác xã có các quyền sau:
- Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.
- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã.
- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên.
- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định.
- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã.
- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ.
- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã.
- Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ.
- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của điều lệ.
3.4. Hiện tôi đang có nhu cầu tìm hiểu một số vấn đề nhờ các bạn hỗ trợ giúp tôi trong thời gian sớm nhất nhé, cụ thể: Về xử lý khoản tiền thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản khi HTX giải thể, phá sản được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này?
 Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BTC về hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, ử lý khoản tiền thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản được quy định như sau:
Giá trị tài sản chuyển nhượng, thanh lý sau khi trừ chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản và nộp thuế theo quy định, phần giá trị còn lại được phân chia theo tỷ lệ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX và vốn góp của các thành viên HTX để xử lý theo quy định, cụ thể:
a) Phần giá trị tài sản thu được hình thành từ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước chuyển về ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
b) Phần giá trị tài sản hình thành từ quỹ đầu tư phát triển của HTX; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Phần giá trị tài sản hình thành từ vốn góp của các thành viên HTX được tính vào nguồn thu giải thể, phá sản để xử lý theo quy định tại Luật Hợp tác xã và Luật Phá sản.
3. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của HTX không đủ để thanh toán các khoản nợ thì HTX được sử dụng khoản tiền thu được từ bàn giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này để thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
B. KIẾN NGHỊ
          - Để xây dựng Hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sảm phẩm cần nhiều giám đốc Hợp tác xã có tâm và có tầm. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần quyết liệt vào cuộc vì Hợp tác xã và vì người dân. Đặc biệt, cần quy hoạch sản phẩm có quy mô hàng hóa và sản phẩm có sức lan tỏa. Những khó khăn nội tại lâu nay vẫn đeo đẳng khu vực kinh tế tập thể và nhất là các Hợp tác xã trước những khó khăn về vốn, về đất đã khiến khu vực này đã khó lại chồng khó. Với việc xây dựng bước đầu các mô hình Hợp tác xã kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và nhân dân, hy vọng sẽ tạo ra động lực, trở thành đòn bẩy, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp.
       - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác xã; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong Luật Hợp tác xã: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định còn bất cập tại Luật Hợp tác xã 2012 (như công nợ, tỷ lệ vốn góp, thủ tục giải thể bắt buộc và chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác, chế tài xử lý vi phạm Luật,..) cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi giai đoạn phát triển. Chỉ đạo, hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp hợp tác xã không đăng ký và tổ chức lại hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012; các hợp tác xã giải thể nhưng vướng mắc về công nợ, vốn góp, không để các hợp tác xã tồn tại hình thức. Rà soát vướng mắc trong việc cho hợp tác xã vay vốn để có hướng dẫn, xử lý cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận vay vốn theo chính sách quy định của Chính phủ.
       - Rà soát, đánh giá kỹ, đầy đủ, sâu sắc các nhóm mô hình hợp tác xã để có các giải pháp phù hợp, đặc biệt trong công tác quản trị, định hướng phát triển và tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp đảm bảo hiệu quả, bền vững. Chú trọng vấn đề tổ chức, nhân sự để chọn được người đứng đầu các cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã và người đứng đầu hợp tác xã có tâm huyết, ý chí vươn lên, tự giác, khát vọng khởi nghiệp.
       - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước và hợp tác xã, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, thành viên, người sáng lập khởi nghiệp các hợp tác xã nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
       - Thực hiện xây dựng mô hình hợp tác xã và tổng kết mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhân rộng, tổng kết các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, từng bước khẳng định kinh tế tập thể, hợp tác xã là nhân tố quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
       -  Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế đối với phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển hợp tác xã: Kiện toàn, bổ sung vốn điều lệ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ trung ương đến địa phương. Xây dựng mô hình thí điểm và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong hợp tác xã được vay vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.

Xem thêm »