Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm giữa cộng tác viên và doanh nghiệp trong quá trình duy trì mạng lưới và các vấn đề pháp lý liên quan đến khởi sự doanh nghiệp” Tại Quảng Bình

26/10/2018
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện Hợp đồng số 97/BTP-585 ngày 08/8/2018 giữa Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 và Sở Tư pháp Quảng Bình về việc tổ chức hoạt động duy trì mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Bình, ngày 25/10/2018, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm giữa cộng tác viên và doanh nghiệp trong quá trình duy trì mạng lưới và các vấn đề pháp lý liên quan đến khởi sự doanh nghiệp”. Kết quả cụ thể như sau:


1. Về thành phần đại biểu tham gia
Tổng số 95 đại biểu, bao gồm:
- Thường trực Hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Luật gia tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Các Cộng tác viên tham gia mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh;
- Cán bộ pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; đại diện
Lãnh đạo và cán bộ pháp chế của một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn;
- Đại diện lãnh đạo và chuyên viên Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố;
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và một số Luật sư đang hành nghề trên
địa bàn tỉnh;
- Lãnh đạo và các Tư vấn viên pháp luật tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật
trên địa bàn tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo Sở; lãnh đạo và chuyên viên các Phòng: Xây dựng và
Kiểm tra văn bản QPPL, PBGDPL, Quản lý xử lý VPHC & TDTHPL, Bổ trợ tư
pháp và Trợ giúp viên Trung tâm TGPLNN tỉnh;
- Phóng viên Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình, Website Quảng Bình,
Bản tin Tư pháp, Website Sở Tư pháp (dự và đưa tin về hội nghị).


2. Về nội dung và báo cáo viên

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu là đại diện một số cơ quan, đơn vị đã trình
bày các tham luận với các nội dung như sau:
- Những kết quả đạt được trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
và hoạt động của mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Những tồn tại,
hạn chế và hướng khắc phục (Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL - Sở
Tư pháp).
- Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp và những đề xuất đổi mới (Trợ giúp viên pháp lý Hà Nhật Lâm và
Hoàng Minh Tiến - Cộng tác viên tham gia mạng lưới).
- Nhận diện và giúp doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro trong giao kết các
hợp đồng thương mại (Đoàn Luật sư tỉnh).
- Một số chính sách  tín dụng  nhà nước áp dụng cho doanh nghiệp theo quy
định hiện hành (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Bình).
- Ưu điểm và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật hiện hành. Lựa chọn mô hình doanh nghiệp nào để khởi sự kinh doanh có hiệu
quả (Chi hội Luật gia Sở Tư pháp).
- Mô hình quản trị, điều hành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 và
những khuyến nghị (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).

- Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn
lực đầu tư. Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và một số kiến nghị, đề xuất
đối với cơ quan nhà nước và đội ngũ Cộng tác viên tham gia tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp (Hội Doanh nghiệp tỉnh).
- Tranh chấp đầu tư quốc tế trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới và những khuyến nghị đối với Cộng tác viên khi tư
vấn cho doanh nghiệp (Luật gia Trà Đình Huân - Trưởng phòng Xây dựng và Kiểm
tra văn bản QPPL - Sở Tư pháp - Cộng tác viên tham gia mạng lưới).
Trên cơ sở nội dung của các tham luận và tình hình thực tiễn, các Cộng tác
viên tham gia mạng lưới và các doanh nghiệp đã nêu lên một số kinh nghiệm và
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp như: tổ chức, bộ máy pháp chế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa
được chú trọng kiện toàn; ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh còn chưa cao; hạn chế trong ý thức tham gia tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước tổ chức; khó khăn trong việc nắm bắt
nhu cầu cần hỗ trợ của các doanh nghiệp; hạn chế trong kinh nghiệm và việc nắm
bắt kịp thời các quy định pháp luật của một số cộng tác viên tham gia mạng lưới do
hệ thống pháp luật của nước ta có tính ổn định chưa cao và nhiều quy định còn
chồng chéo, mâu thuẫn…Từ đó, các Cộng tác viên và các doanh nghiệp đã kiến
nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Ngoài ra, tại buổi tọa đàm, các cộng tác viên tham gia mạng lưới và các
doanh nghiệp còn tập trung thảo luận các quy định của pháp luật liên quan đến
vấn đề khởi sự doanh nghiệp như: việc thực hiện các thủ tục hành chính trong các
lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp, đất đai, vay vốn; các chính sách ưu đãi
đầu tư và hỗ trợ vay vốn hiện hành của Trung ương và của tỉnh Quảng Bình; các
lĩnh vực khởi sự doanh nghiệp có hiệu quả trên địa bàn tỉnh như ngành công
nghiệp không khói, nông nghiệp sạch… Từ đó, các đại biểu đã kiến nghị, đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật cũng như các chủ
trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh liên quan đến khởi sự doanh
nghiệp.

Xem thêm »