25/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT) được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “DN có khả năng cạnh tranh là DN có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của DN và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ DN”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (1994).
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” thì NLCT là việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của DN. Tóm lại, một khái niệm NLCT của DN phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại có thể là khả năng duy trì và nâng cao LTCT trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Quan trọng là, NLCT không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm DN (ngành) và từng DN.
2. Những yếu tố tác động đến NLCT của DN
Thứ nhất, trình độ và năng lực tổ chức quản lý của DN.
Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của DN thể hiện ở: (1) áp dụng phù hợp phương pháp quản lý hiện đại; (2) trình độ chuyên môn cũng như những kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý của DN; (3) trình độ tổ chức quản lý DN, thể hiện ở việc phân công nhiệm vụ, sắp xếp bố trí nhân sự cho phù hợp với công việc.
Thứ hai, trình độ thiết bị, công nghệ
Nếu DN ứng dụng thiết bị, công nghệ phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ mới và phù hợp còn giúp DN nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của DN
Thứ ba, trình độ lao động trong DN
Lao động là lực lượng sử dụng công nghệ, điều khiển các thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Thêm vào đó, lao động còn là lực lượng tham gia vào việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất và đôi khi còn là lực lượng tạo ra cái mới…
Thứ tư, năng lực tài chính của DN
Năng lực tài chính của DN thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động… Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, năng lực tài chính thể hiện ở “vốn” của DN còn thể hiện sức mạnh kinh tế của DN, thể hiện chỗ đứng của DN trên thương trường.
Thứ năm, khả năng liên kết và hợp tác với DN khác và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khả năng liên kết và hợp tác của DN thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội KD mới, chọn đúng đối tác để liên minh và vận hành hoạt động của liên minh một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra. Nếu DN không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì không những bỏ lỡ nhiều cơ hội KD mà còn có mối đe dọa nếu đối thủ cạnh tranh nắm bắt cơ hội ấy.
Thứ sáu, trình độ nghiên cứu phát triển của DN
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và hợp lý hóa sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão thì yếu tố này lại càng tác động mạnh mẽ đến NLCT của DN, bởi vì nếu không chịu đổi mới thì sản phẩm của DN chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời, không thể cạnh tranh cùng các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
3. Thực trạng việc tổ chức quản của doanh nghiệp tác động đến NLCT
Tổ chức quản lý DN bao gồm các yếu tố: mô hình tổ chức DN, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, năng lực cán bộ quản lý DN.
- Về mô hình tổ chức DN: hiện nay nền kinh tế VN có nhiều loại hình DN. Trong đó, các loại hình DN chủ yếu gồm: DNNN, DN tư nhân, Công ty TNHH (2-50 thành viên), Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty Hợp danh, Công ty Cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các loại hình này rất phổ biến và phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mô hình tổ chức ở DN Việt Nam có những đặc thù sau: Một là, loại hình DNNN hiện đang có số lượng khá lớn so với các nước kinh tế thị trường. Hai là, các DN ngoài quốc doanh gồm nhiều mô hình tổ chức: từ các HTX đến DN tư nhân và công ty tư nhân. Tuy nhiên, số lượng DN ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Qui mô của loại hình DN này chủ yếu là các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ba là, các mô hình DN ở VN có những “biến thể” do đang trong quá trình hình thành, phát triển và tiếp tục điều chỉnh.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Các loại hình DN khác nhau có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Hiện tại khi thực hiện chức năng của bộ máy quản lý DN, nhiều công ty Cổ phần ở VN không phân biệt rõ ranh giới giữa quản lý và điều hành theo thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, khi quy mô các Công ty cổ phần nhỏ, số lượng cổ đông ít, có công ty cổ phần chỉ có 3 cổ đông thì thường không có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp, mà các cổ đông thường đồng thời là người điều hành công ty, tức là Đại hội cổ đông sẽ đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị.
- Về năng lực quản lý: Năng lực quản lý của DN tập trung ở năng lực của người đứng đầu DN. Năng lực của người đứng đầu DN, đặc biệt là DNNN còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực KD nên chất lượng quản lý chưa cao.
4. Giải pháp và khuyến nghị nâng cao NLCT của DNV trong thời kỳ chuyển đổi số
4.1. Về phía Nhà nước
4.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô
Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát và giữ lãi suất ở mức hợp lý. Để làm tốt điều này, Chính phủ cần có những định hướng chính sách tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
4.1.2. Cải thiện môi trường và điều kiện KD đối với DN
Chính phủ cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để DN dễ dàng tiếp cận với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như đất đai, năng lượng…, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực vận tải… Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhưng không buông lỏng quản lý hoạt động sản xuất KD của DN.
4.1.3. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá DN nhà nước
Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN, chúng ta cần: Một là, phải thể hiện cụ thể bằng pháp luật mô hình của chủ sở hữu và cơ quan chủ quản. Hai là, xác định rõ vai trò, lĩnh vực sản xuất, KD của DNNN để DN không phải làm thay hay lấn sân sang các lĩnh vực mà các DN thuộc các thành phần kinh tế khác làm tốt, có hiệu quả cao. Ba là, phải thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện cổ phần hóa.
4.1.4. Quyết tâm xử lý vấn đề nợ xấu
Để giải quyết tốt vấn đề nợ xấu, Chính phủ phải quyết tâm giải quyết các mục tiêu như: cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất KD
4.2. Về phía doanh nghiệp
4.2.1. Đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ năng lực quản lý của DN
Để nâng cao trình độ tổ chức quản lý DN, cần hiện đại hóa quản lý theo hướng đổi mới căn bản mô hình tháp truyền thống, áp dụng linh hoạt các mô hình tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt như mô hình tổ chức mạng lưới, ma trận. Lựa chọn mô hình tổ chức DN phù hợp nhằm phát huy được vai trò của các bộ phận trong DN, tạo sự gắn kết trong DN, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và huy động nguồn lực với các đối tác bên ngoài. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý DN về cả kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý và cả về pháp luật, tin học, ngoại ngữ… Thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý trong mọi công việc trong DN. Chú trọng đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý DN.
4.2.2. Nâng cao năng lực sáng tạo trong DN
Nền kinh tế thị trường đang tiến đến nền kinh tế tri thức như hiện nay thì việc nâng cao năng lực sáng tạo phải càng được coi trọng. Nâng cao năng lực sáng tạo không chỉ là phát minh, sáng chế mà có thể là cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản phẩm… Ngoài việc mua sắm thiết bị, công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, các DN cần chú ý tạo ra bầu không khí lao động sáng tạo và phải có khen thưởng xứng đáng cho những sáng tạo của nhân viên. Bên cạnh đó, DN có thể liên kết với các trường Đại học, viện nghiên cứu… để có thể có được nguồn nhân lực cao cấp với chi phí thấp
4.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong DN
Trong khi các DN Việt Nam có quy mô vốn nhỏ, khả năng huy động vốn thấp thì việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản của DN là cách hữu hiệu giúp nâng cao lực cạnh tranh. Để sử dụng vốn hiệu quả, các DN cần chú trọng đến một số vấn đề sau:
- Định kỳ, các DN cần đánh giá lại nguồn vốn của DN từ quy mô, cơ cấu, mức độ đáp ứng của vốn đến hiệu quả sử dụng vốn của DN để điều chỉnh kịp thời.
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn vốn, tài sản của DN
- Sử dụng hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ của DN: Để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, công nghệ của DN thì nhà quản lý DN cần phải tổ chức sản xuất, bố trí nhân sự và thời gian khai thác hợp lý. Ngoài việc tổ chức chia ca sản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì cần chú ý tới chế độ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ của người lao động. Thêm vào đó, các DN cần tiến hành đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu, khai thác tốt thiết bị công nghệ hiện có, từng bước cải tiến thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện của DN, tiến tới cố gắng làm chủ thiết bị công nghệ mới
- Sử dụng hiệu quả và nâng cao chất lượng lao động trong DN: Để sử dụng hiệu quả lao động trong DN, DN cần tạo ra bầu không khí dân chủ và nhiệt huyết, tăng quyền tự chủ, tự quyết cho người lao động, phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người lao động từ cấp quản lý cho đến người lao động trực tiếp. DN cũng cần chú trọng các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và có chính sách đãi ngộ hợp lý cho người lao động, đảm bảo cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT) được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “DN có khả năng cạnh tranh là DN có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của DN và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ DN”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (1994).
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” thì NLCT là việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của DN. Tóm lại, một khái niệm NLCT của DN phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại có thể là khả năng duy trì và nâng cao LTCT trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Quan trọng là, NLCT không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm DN (ngành) và từng DN.
2. Những yếu tố tác động đến NLCT của DN
Thứ nhất, trình độ và năng lực tổ chức quản lý của DN.
Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của DN thể hiện ở: (1) áp dụng phù hợp phương pháp quản lý hiện đại; (2) trình độ chuyên môn cũng như những kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý của DN; (3) trình độ tổ chức quản lý DN, thể hiện ở việc phân công nhiệm vụ, sắp xếp bố trí nhân sự cho phù hợp với công việc.
Thứ hai, trình độ thiết bị, công nghệ
Nếu DN ứng dụng thiết bị, công nghệ phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ mới và phù hợp còn giúp DN nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của DN
Thứ ba, trình độ lao động trong DN
Lao động là lực lượng sử dụng công nghệ, điều khiển các thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Thêm vào đó, lao động còn là lực lượng tham gia vào việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất và đôi khi còn là lực lượng tạo ra cái mới…
Thứ tư, năng lực tài chính của DN
Năng lực tài chính của DN thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động… Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, năng lực tài chính thể hiện ở “vốn” của DN còn thể hiện sức mạnh kinh tế của DN, thể hiện chỗ đứng của DN trên thương trường.
Thứ năm, khả năng liên kết và hợp tác với DN khác và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khả năng liên kết và hợp tác của DN thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội KD mới, chọn đúng đối tác để liên minh và vận hành hoạt động của liên minh một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra. Nếu DN không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì không những bỏ lỡ nhiều cơ hội KD mà còn có mối đe dọa nếu đối thủ cạnh tranh nắm bắt cơ hội ấy.
Thứ sáu, trình độ nghiên cứu phát triển của DN
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và hợp lý hóa sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão thì yếu tố này lại càng tác động mạnh mẽ đến NLCT của DN, bởi vì nếu không chịu đổi mới thì sản phẩm của DN chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời, không thể cạnh tranh cùng các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
3. Thực trạng việc tổ chức quản của doanh nghiệp tác động đến NLCT
Tổ chức quản lý DN bao gồm các yếu tố: mô hình tổ chức DN, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, năng lực cán bộ quản lý DN.
- Về mô hình tổ chức DN: hiện nay nền kinh tế VN có nhiều loại hình DN. Trong đó, các loại hình DN chủ yếu gồm: DNNN, DN tư nhân, Công ty TNHH (2-50 thành viên), Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty Hợp danh, Công ty Cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các loại hình này rất phổ biến và phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mô hình tổ chức ở DN Việt Nam có những đặc thù sau: Một là, loại hình DNNN hiện đang có số lượng khá lớn so với các nước kinh tế thị trường. Hai là, các DN ngoài quốc doanh gồm nhiều mô hình tổ chức: từ các HTX đến DN tư nhân và công ty tư nhân. Tuy nhiên, số lượng DN ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Qui mô của loại hình DN này chủ yếu là các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ba là, các mô hình DN ở VN có những “biến thể” do đang trong quá trình hình thành, phát triển và tiếp tục điều chỉnh.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Các loại hình DN khác nhau có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Hiện tại khi thực hiện chức năng của bộ máy quản lý DN, nhiều công ty Cổ phần ở VN không phân biệt rõ ranh giới giữa quản lý và điều hành theo thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, khi quy mô các Công ty cổ phần nhỏ, số lượng cổ đông ít, có công ty cổ phần chỉ có 3 cổ đông thì thường không có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp, mà các cổ đông thường đồng thời là người điều hành công ty, tức là Đại hội cổ đông sẽ đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị.
- Về năng lực quản lý: Năng lực quản lý của DN tập trung ở năng lực của người đứng đầu DN. Năng lực của người đứng đầu DN, đặc biệt là DNNN còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực KD nên chất lượng quản lý chưa cao.
4. Giải pháp và khuyến nghị nâng cao NLCT của DNV trong thời kỳ chuyển đổi số
4.1. Về phía Nhà nước
4.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô
Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát và giữ lãi suất ở mức hợp lý. Để làm tốt điều này, Chính phủ cần có những định hướng chính sách tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
4.1.2. Cải thiện môi trường và điều kiện KD đối với DN
Chính phủ cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để DN dễ dàng tiếp cận với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như đất đai, năng lượng…, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực vận tải… Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhưng không buông lỏng quản lý hoạt động sản xuất KD của DN.
4.1.3. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá DN nhà nước
Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN, chúng ta cần: Một là, phải thể hiện cụ thể bằng pháp luật mô hình của chủ sở hữu và cơ quan chủ quản. Hai là, xác định rõ vai trò, lĩnh vực sản xuất, KD của DNNN để DN không phải làm thay hay lấn sân sang các lĩnh vực mà các DN thuộc các thành phần kinh tế khác làm tốt, có hiệu quả cao. Ba là, phải thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện cổ phần hóa.
4.1.4. Quyết tâm xử lý vấn đề nợ xấu
Để giải quyết tốt vấn đề nợ xấu, Chính phủ phải quyết tâm giải quyết các mục tiêu như: cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất KD
4.2. Về phía doanh nghiệp
4.2.1. Đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ năng lực quản lý của DN
Để nâng cao trình độ tổ chức quản lý DN, cần hiện đại hóa quản lý theo hướng đổi mới căn bản mô hình tháp truyền thống, áp dụng linh hoạt các mô hình tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt như mô hình tổ chức mạng lưới, ma trận. Lựa chọn mô hình tổ chức DN phù hợp nhằm phát huy được vai trò của các bộ phận trong DN, tạo sự gắn kết trong DN, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và huy động nguồn lực với các đối tác bên ngoài. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý DN về cả kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý và cả về pháp luật, tin học, ngoại ngữ… Thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý trong mọi công việc trong DN. Chú trọng đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý DN.
4.2.2. Nâng cao năng lực sáng tạo trong DN
Nền kinh tế thị trường đang tiến đến nền kinh tế tri thức như hiện nay thì việc nâng cao năng lực sáng tạo phải càng được coi trọng. Nâng cao năng lực sáng tạo không chỉ là phát minh, sáng chế mà có thể là cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản phẩm… Ngoài việc mua sắm thiết bị, công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, các DN cần chú ý tạo ra bầu không khí lao động sáng tạo và phải có khen thưởng xứng đáng cho những sáng tạo của nhân viên. Bên cạnh đó, DN có thể liên kết với các trường Đại học, viện nghiên cứu… để có thể có được nguồn nhân lực cao cấp với chi phí thấp
4.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong DN
Trong khi các DN Việt Nam có quy mô vốn nhỏ, khả năng huy động vốn thấp thì việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản của DN là cách hữu hiệu giúp nâng cao lực cạnh tranh. Để sử dụng vốn hiệu quả, các DN cần chú trọng đến một số vấn đề sau:
- Định kỳ, các DN cần đánh giá lại nguồn vốn của DN từ quy mô, cơ cấu, mức độ đáp ứng của vốn đến hiệu quả sử dụng vốn của DN để điều chỉnh kịp thời.
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn vốn, tài sản của DN
- Sử dụng hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ của DN: Để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, công nghệ của DN thì nhà quản lý DN cần phải tổ chức sản xuất, bố trí nhân sự và thời gian khai thác hợp lý. Ngoài việc tổ chức chia ca sản xuất để khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì cần chú ý tới chế độ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ của người lao động. Thêm vào đó, các DN cần tiến hành đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu, khai thác tốt thiết bị công nghệ hiện có, từng bước cải tiến thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện của DN, tiến tới cố gắng làm chủ thiết bị công nghệ mới
- Sử dụng hiệu quả và nâng cao chất lượng lao động trong DN: Để sử dụng hiệu quả lao động trong DN, DN cần tạo ra bầu không khí dân chủ và nhiệt huyết, tăng quyền tự chủ, tự quyết cho người lao động, phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người lao động từ cấp quản lý cho đến người lao động trực tiếp. DN cũng cần chú trọng các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và có chính sách đãi ngộ hợp lý cho người lao động, đảm bảo cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.