11/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Đồng Nai: Hỗ trợ pháp lý để các doanh nghiệp thuận lợi trong đầu tư kinh doanh, hạn chế rủi roXác định vai trò rất quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nên các tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện công tác hỗ trợ tư pháp nhằm giúp hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, hiệu quả, hạn chế rủi ro về pháp lý.Trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 55/NĐ-CP, HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành các quy định, chính sách nhằm bảo đảm sát với nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Cụ thể, như: Nghị quyết 25/2020/NQ-HĐND ngày 4/12/2020 thống nhất chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1176/QĐ-UBND ngày 15/4/2020 ban hành chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2024; Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 13/6/2023 triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giai đoạn 2021-2023” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chủ động tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 55/NĐ-CP cho cán bộ, viên chức, người lao động và Nhân dân. Trong đó, các nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện đó là: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản; Kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp ban hành để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh; từng bước tiếp cận và tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
Đặc biệt, các sở, ngành và UBND huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hoà đã kịp thời ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ quan, địa phương mình quản lý, tổ chức tốt các nội dung đề ra. Từ đó, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đồng thời thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, cải cách thủ tục hành chính, nhất là hoàn thiện các thể chế kinh tế cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xây dựng các chính sách cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu vận động của kinh tế thị trường.
Đối với việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, tình Đồng Nai đã rà soát, thực hiện cập nhật kịp thời đầy đủ các văn bản pháp luật của HĐND, UBND tỉnh ban hành vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật. Trong giai đoạn từ 2019 đến cuối 2023, đã cập nhật 376 văn bản (136 nghị quyết, 240 quyết định), phục vụ cho việc tra cứu, áp dụng văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân được thuận tiện, nhanh chóng.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, địa phương ban hành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm cập nhật, đăng tải, giới thiệu các nội dung mới trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử thành phần, website của sở, ngành, địa phương; đặc biệt là trang Phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh Đồng Nai, giúp doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có thể tra cứu, tìm hiểu các thông tin liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp nhận và kịp thời giải đáp các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp.
Hoạt động xây dựng tài liệu, giới thiệu phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp được duy trì hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đa dạng cách thức tuyên truyền thông qua các trang thông tin điện tử, trang Zalo OA, cấp phát tài liệu, thực hiện các chương trình phát thanh truyền hình, hội nghị trực tuyến. Phát hành 2.500 cuốn tài liệu tuyên truyền phổ biến pháp luật lĩnh vực xuất bản; cấp phát miễn phí 1560 cuốn tài liệu tuyên truyền phòng chống tội phạm; phổ biến pháp luật về xuất bản, in và phát hành các ấn phẩm cấp phát đến tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực.
Công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn được áp dụng thông qua nhiều hình thức, phương tiện tiếp cận đã góp phần cải thiện nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và chuyên ngành nói riêng cho người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng dân cư.
Đặc biệt, cùng với thực hiện chủ trương của tỉnh về xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương đã đẩy mạnh nhiều hình thức giúp doanh nghiệp trình bày khó khăn, vướng mắc pháp lý và các vấn đề liên quan, thường xuyên tổ chức gặp mặt, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp doanh nghiệp, HTX, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh đều chủ động, tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, để tiếp thu, lắng nghe ý kiến và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý.
Đánh giá chung cho thấy, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện cơ bản đầy đủ theo Nghị định số 55/NĐ-CP. Các doanh nghiệp được tiếp cận các thông tin pháp luật nhanh chóng; chế độ, chính sách pháp luật được giới thiệu, tập huấn kịp thời đến doanh nghiệp, góp phần nâng cao trình độ pháp luật cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong triển khai các dự án, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính, khó khăn, vướng mắc, góp phần hỗ trợ pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế rủi ro, tranh chấp trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Anh Tú
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Xác định vai trò rất quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nên các tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện công tác hỗ trợ tư pháp nhằm giúp hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, hiệu quả, hạn chế rủi ro về pháp lý.
Trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 55/NĐ-CP, HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành các quy định, chính sách nhằm bảo đảm sát với nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Cụ thể, như: Nghị quyết 25/2020/NQ-HĐND ngày 4/12/2020 thống nhất chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1176/QĐ-UBND ngày 15/4/2020 ban hành chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2024; Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 13/6/2023 triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giai đoạn 2021-2023” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chủ động tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 55/NĐ-CP cho cán bộ, viên chức, người lao động và Nhân dân. Trong đó, các nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện đó là: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản; Kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp ban hành để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh; từng bước tiếp cận và tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
Đặc biệt, các sở, ngành và UBND huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hoà đã kịp thời ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ quan, địa phương mình quản lý, tổ chức tốt các nội dung đề ra. Từ đó, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đồng thời thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, cải cách thủ tục hành chính, nhất là hoàn thiện các thể chế kinh tế cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xây dựng các chính sách cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu vận động của kinh tế thị trường.
Đối với việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, tình Đồng Nai đã rà soát, thực hiện cập nhật kịp thời đầy đủ các văn bản pháp luật của HĐND, UBND tỉnh ban hành vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật. Trong giai đoạn từ 2019 đến cuối 2023, đã cập nhật 376 văn bản (136 nghị quyết, 240 quyết định), phục vụ cho việc tra cứu, áp dụng văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân được thuận tiện, nhanh chóng.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, địa phương ban hành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm cập nhật, đăng tải, giới thiệu các nội dung mới trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử thành phần, website của sở, ngành, địa phương; đặc biệt là trang Phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh Đồng Nai, giúp doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có thể tra cứu, tìm hiểu các thông tin liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp nhận và kịp thời giải đáp các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp.
Hoạt động xây dựng tài liệu, giới thiệu phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp được duy trì hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đa dạng cách thức tuyên truyền thông qua các trang thông tin điện tử, trang Zalo OA, cấp phát tài liệu, thực hiện các chương trình phát thanh truyền hình, hội nghị trực tuyến. Phát hành 2.500 cuốn tài liệu tuyên truyền phổ biến pháp luật lĩnh vực xuất bản; cấp phát miễn phí 1560 cuốn tài liệu tuyên truyền phòng chống tội phạm; phổ biến pháp luật về xuất bản, in và phát hành các ấn phẩm cấp phát đến tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực.
Công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn được áp dụng thông qua nhiều hình thức, phương tiện tiếp cận đã góp phần cải thiện nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và chuyên ngành nói riêng cho người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng dân cư.
Đặc biệt, cùng với thực hiện chủ trương của tỉnh về xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương đã đẩy mạnh nhiều hình thức giúp doanh nghiệp trình bày khó khăn, vướng mắc pháp lý và các vấn đề liên quan, thường xuyên tổ chức gặp mặt, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp doanh nghiệp, HTX, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh đều chủ động, tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, để tiếp thu, lắng nghe ý kiến và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý.
Đánh giá chung cho thấy, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện cơ bản đầy đủ theo Nghị định số 55/NĐ-CP. Các doanh nghiệp được tiếp cận các thông tin pháp luật nhanh chóng; chế độ, chính sách pháp luật được giới thiệu, tập huấn kịp thời đến doanh nghiệp, góp phần nâng cao trình độ pháp luật cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong triển khai các dự án, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính, khó khăn, vướng mắc, góp phần hỗ trợ pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế rủi ro, tranh chấp trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Anh Tú
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật