29/10/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Vĩnh Phúc tích cực triển khai Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bànVới mục đích triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, toàn diện, thiết thực mang tính bền vững các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro, vướng mắc của doanh nghiệp, ngày 12/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về tổ chức thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.Tăng cường hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Các Sở, ban, ngành theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành tích cực phối hợp: Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố; Hội Luật gia tỉnh, Hội doanh nghiệp tỉnh và tổ chức, cơ quan có liên quan cần thực hiện việc đánh giá và xây dựng các Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Báo cáo nghiên cứu về các giải pháp đổi mới cách thức tiếp cận doanh nghiệp và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường khảo sát, tích cực tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Đổi mới cách thức và tiếp cận hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Một trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Kế hoạch là các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp với Hội doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.cần nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật, đổi mới cách thức và tiếp cận hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể:
Thứ nhất, rà soát, cử công chức, viên chức làm đầu mối hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cơ quan, đơn vị. Tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; đồng thời đổi mới cách thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chủ động biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý để tăng cường nhận thức pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố chủ động tổ chức hội nghị chuyên đề hoặc lồng ghép vào các hội nghị có nội dung liên quan và biên soạn tài liệu về nội dung này theo ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý.
Thứ ba, Đổi mới cách thức tiếp cận và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đa dạng hóa hình thức tiếp cận qua mạng xã hội, các kênh truyền thông, nghiên cứu đổi mới cách thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giảm bớt thủ tục, ưu tiên thực hiện trực tuyến qua email, mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đóng vai trò chủ trì cần tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, Hội Luật gia tỉnh, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; lồng nghép hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với thúc đẩy doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân; triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tổ chức hội nghị đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để thực hiện tư vấn pháp luật về các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Đặc biệt, cần tăng cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ, triển khai đề án, chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Truóc đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 phê duyệt Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025 với mục tiêu của Đề án là (1) Triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cụ thể hóa các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV của Trung ương và của tỉnh; (2) Hỗ trợ, thúc đẩy tăng số lượng DNNVV thành lập mới, chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp; (3) Hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác lợi ích của các công nghệ mới; (4) Hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong DNNVV của tỉnh; Hỗ trợ, nâng cấp doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng của một bộ phận DNNVV hoạt động trong nền kinh tế phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
Về đối tượng áp dụng, tiêu chí xác định là các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác hỗ trợ DNNVV.
Trong đó, dự kiến tổng nhu cầu vốn triển khai các nội dung hỗ trợ DNNVV trong 04 năm giai đoạn 2022 - 2025 là: 213,088 tỷ đồng./.
Đinh Thị Ánh Hồng
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Với mục đích triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, toàn diện, thiết thực mang tính bền vững các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro, vướng mắc của doanh nghiệp, ngày 12/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về tổ chức thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tăng cường hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Các Sở, ban, ngành theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành tích cực phối hợp: Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố; Hội Luật gia tỉnh, Hội doanh nghiệp tỉnh và tổ chức, cơ quan có liên quan cần thực hiện việc đánh giá và xây dựng các Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Báo cáo nghiên cứu về các giải pháp đổi mới cách thức tiếp cận doanh nghiệp và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường khảo sát, tích cực tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Đổi mới cách thức và tiếp cận hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Một trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Kế hoạch là các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp với Hội doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.cần
nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật, đổi mới cách thức và tiếp cận hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể:
Thứ nhất, rà soát, cử công chức, viên chức làm đầu mối hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cơ quan, đơn vị. Tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; đồng thời đổi mới cách thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chủ động biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý để tăng cường nhận thức pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố chủ động tổ chức hội nghị chuyên đề hoặc lồng ghép vào các hội nghị có nội dung liên quan và biên soạn tài liệu về nội dung này theo ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý.
Thứ ba, Đổi mới cách thức tiếp cận và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đa dạng hóa hình thức tiếp cận qua mạng xã hội, các kênh truyền thông, nghiên cứu đổi mới cách thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giảm bớt thủ tục, ưu tiên thực hiện trực tuyến qua email, mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đóng vai trò chủ trì cần t
ăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, Hội Luật gia tỉnh, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; lồng nghép hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với thúc đẩy doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân; triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tổ chức hội nghị đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để thực hiện tư vấn pháp luật về các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Đặc biệt, cần tăng
cường xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ, triển khai đề án, chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Truóc đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 phê duyệt Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025 với mục tiêu của Đề án là (1) Triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cụ thể hóa các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV của Trung ương và của tỉnh; (2) Hỗ trợ, thúc đẩy tăng số lượng DNNVV thành lập mới, chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp; (3) Hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác lợi ích của các công nghệ mới; (4) Hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong DNNVV của tỉnh; Hỗ trợ, nâng cấp doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng của một bộ phận DNNVV hoạt động trong nền kinh tế phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
Về đối tượng áp dụng, tiêu chí xác định là các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác hỗ trợ DNNVV.
Trong đó, dự kiến tổng nhu cầu vốn triển khai các nội dung hỗ trợ DNNVV trong 04 năm giai đoạn 2022 - 2025 là: 213,088 tỷ đồng./.
Đinh Thị Ánh Hồng
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật